Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Thúc đẩy Mĩ phải chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh với Liên Xô.
B. Góp phần hình thành các liên minh kinh tế - quân sự khu vực.
C. Góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta.
D. Thúc đẩy các nước tư bản hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa.
Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.
Cách giải:
- Trật tự hai cực Ianta đứng đầu là Liên Xô và Mĩ, đặc trưng là sự đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Nếu bên nào mạnh hơn thì trật tự đó sẽ xói mòn.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ-Latinh phát triển mạnh mẽ khiến cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị tan rã thành từng mảng, hàng trăm quốc gia độc lập ra đời. Đặc biệt, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc thành công (1949), nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội làm cho hệ thống chủ nghĩa xã hội được nối liền từ châu Âu sang châu Á, làm tăng sức mạnh của phe chủ nghĩa xã hội mở ra một bước “đột phá” góp phần làm “xói mòn” trật tự hai cực Ianta.
- Từ 1988 - 1991, Liên Xô và Mỹ rút dần sự “có mặt” của mình ở nhiều khu vực quan trọng trên thế giới (phạm vi ảnh hưởng của liên Xô bị mất hết, còn phạm vi ảnh hưởng của Mỹ bị thu hẹp khắp nơi). Trật tự hai cực Ianta hoàn toàn tan rã cùng với sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1991).
Chọn: C
Ý nghĩa quốc tế của sự ra đời nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1949) là:
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) kết thúc với sự thất bại của phe nào?
Nội dung nào dưới đây không phải là quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2 - 1945)?
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức cách mạng theo khuynh hướng:
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ chống
Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, Mĩ đã sử dụng khẩu hiệu gì?
Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng về phong trào công nhân Việt Nam (1919 - 1925)?
Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Nội dung nào dưới đây là tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?
Thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX với mục đích chủ yếu là:
Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ là:
Hội nghị Ianta diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai
Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới giai đoạn sau Chiến tranh lạnh là: