Nêu diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra bài học gì cho mình? (5đ)
* Diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt:
- Huênh hoang: “Sợ gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa” (0.5đ)
- Trêu xong chị Cốc thì chui tọt vào hang tự đắc rằng mình đã ăn toàn (0.5đ)
- Nghe thấy tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt thì sợ hãi nằm im thin thít. (0.5đ)
- Khi chị Cốc đi rồi, Mèn mới “mon men bò lên” hối lỗi (0.5đ)
→ Dế Mèn từ hung hăng, hống hách trở nên hèn nhát, run sợ. (1đ)
*Dế Mèn rút ra bài học về thái độ, tính cách: Không kiêu căng, tự phụ, không khinh thường ai, phải biết yêu thương, giúp đỡ kẻ yếu thế hơn mình. (1đ)
- Bài học đường đời đầu tiên được thể hiện qua câu nói của Dế Choắt: “Sống ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng chuốc họa vào thân.”. (1đ)
Tâm trạng đầu tiên của người anh trai khi thấy bức tranh Kiều Phương vẽ là:
Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi.(2đ)
Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được kể theo lời của nhân vật nào?
1. Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp (1đ)
A | B |
1. Buổi học cuối cùng | a. Bức tranh thiên nhiên rộng lớ, hoang dã và cuộc sống ở vùng sông nước Cà Mau |
2. Sông nước Cà Mau | b. Lòng yêu thương sâu sắc của Bác với bộ đội và nhân dân; tình cảm cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác |
3. Bức tranh của em gái tôi | c. Tình cảm hồn nhiên, trong sáng và lòng nhân hậu của người em đã giúp anh nhận ra phần hạn chế của mình |
4. Đêm nay Bác không ngủ | d. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở An – dat và hình ảnh thầy Ha – men cùng chân lí về tiếng nói dân tộc |