Nhận xét nào nêu đúng đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích Vượt thác
a. Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động
b. Khái quát sự dữ dằn và êm dịu của dòng sông Thu Bồn trong cuộc vượt thác
c. Làm nổi bật cảnh quan hai bên bờ sông
d. Tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động
Ba truyện Bài học đường đời đầu tiên, Buổi học cuối cùng, Bức tranh của em gái tôi có gì giống nhau về ngôi kể và thứ tự kể?
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi 2
“Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng” (SGK Ngữ Văn 6 – tập 2)
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của “Buổi học cuối cùng” (2đ)
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Ha - men trong đoạn trích “Buổi học cuối cùng” (4đ)
1. Nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho phù hợp (1đ)
A | B |
1. Vượt thác | a. Đoàn Giỏi |
2. Sông nước Cà Mau | b. Minh Huệ |
3. Buổi học cuối cùng | c. An – phông –xơ Đô - đê |
4. Đêm nay Bác không ngủ | d. Võ Quảng |
Chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của con sông và rừng đước trong Sông nước Cà Mau là:
Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp (1đ)
A | B |
1. Bài học đường đời đầu tiên | a. Cảnh vượt thác của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn |
2. Bức tranh của em gái tôi | b. Chân dung Dế Mèn và hành động trêu chị Cốc của Dế Mèn dẫn đến cái chết của chị Cốc |
3. Vượt thác | c. Tình cảm hồn nhiên trong sáng của người em gái đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế của mình |
4. Sông nước Cà Mau | d. Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang dã và cuộc sống ở vùng sông nước Cà Mau |