Đáp án nào dưới đây không phải là quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
A. Luôn chú trọng đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
B. Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc
C. Quan điểm nghệ thuật “vị nghệ thuật"
D. Coi văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp Cách Mạng.
- Quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
+ Người xem văn nghệ là vũ khí, nghệ sĩ là chiến sĩ vì văn chương phải phục vụ cách mạng, phục vụ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống lại cái ác, cái bất công ngang trái.
+ Người quan niệm văn chương phải có nội dung chân thật, phản ánh hùng hồn những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng, nêu gương tốt, phê phán cái xấu. Văn chương phải có tính dân tộc, phát huy cốt cách dân tộc. Người cũng quan niệm văn chương cần có hình thức giản dị, trong sáng, ngôn từ chọn lọc, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ .
+ Hồ Chí Minh coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ và thưởng thức của văn chương. Người nêu kinh nghiệm trước khi cầm bút viết, nhà văn cần trả lời được các câu hỏi: viết cho ai? ( xác định đối tượng), viết để làm gì? (xác định mục đích) rồi mới xác định viết cái gì? (xác định nội dung) và cách viết thế nào? (xác định hình thức nghệ thuật).
Đáp án cần chọn là: C
Tại sao nói phong cách nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh đa dạng?
Dòng nào dưới đây không phù hợp với phong cách văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Tác phẩm “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc thể loại nào?
Tác phẩm nào là tác phẩm văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Đáp án nào dưới đây phù hợp với phong cách nghệ thuật của chủ tịch Hồ Chí Minh?
Chọn các tác phẩm thích hợp vào thể loại tương ứng:
Thể loại |
Tác phẩm |
A. Văn chính luận B. Truyện, kí C. Thơ ca |
1. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 2. Chùm thơ Việt Bắc 3. Bản án chế độ thực dân Pháp 4. Tuyên ngôn độc lập 5. Nhật ký chìm tàu 6. Nhật ký trong tù 7. Lời than vãn của bà Trưng Trắc 8. Vi hành |