Câu thơ nào thể hiện sự anh dũng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng của người lính Tây Tiến?
A. “Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
B. “Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
C. “Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
D. Tất cả các đáp án trên
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
- “Anh bạn”: gọi đồng đội tình cảm thân thiết, gắn bó
- Từ láy “dãi dầu”: vất vả, khó khăn, nhọc nhằn mà người lính phải đối mặt, vượt qua trên đường hành quân
- “Không bước nữa, bỏ quên đời”: có thể hiểu là nghỉ ngơi buông mình vào giấc ngủ vô tư lự, có thể hiểu là cái chết nhẹ nhõm, quên đời, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Đáp án cần chọn là: B
Những nghệ thuật nào được sử dụng trong ba câu thơ dưới đây:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
A. So sánh
B. Sử dụng nhiều từ láy
C. Điệp từ
D. Nhân hóa
E. Nghệ thuật tương phản
F. Đảo ngữ
G. Hoán dụ
Nội dung dưới đây khi nói về hình ảnh những người lính Tây Tiến đi hành quân ở đoạn thơ thứ nhất đúng hay sai?
“Hình ảnh những người lính đi hành quân làm nổi bật chất bi tráng, thể hiện vẻ đẹp ngang tàng, anh dũng, ngạo nghễ, bi mà không lụy, tinh nghịch bông đùa với cái chết, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng”
Nội dung của hai câu thơ sau là gì?
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Hai câu thơ sau sử dụng nghệ thuật nào?
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rùng núi nhớ chơi vơi”.