Công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) không chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
A. Cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa
B. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973
C. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố
D. Sự trì trệ, khủng hoảng ở bản thân mỗi nước
Đáp án C
- Cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ năm 1973 đã bộc lộ nhiều vấn đề cơ bản của thế giới như sự vơi cạn các nguồn tài nguyên, bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường => đặt ra yêu cầu phải cải cách kinh tế, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu
- Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới => một nền kinh tế đóng kín không còn phù hợp đòi hỏi phải có sự mở cửa, giao lưu, hợp tác
- Trong khi đó bản thân Trung Quốc, Liên Xô, Việt Nam đều lâm vào tình trạng trì trệ khủng hoảng
=> Để đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, bắt kịp với sự phát triển của thế giới đòi hỏi các nước này phải tiến hành cải cách
Đâu không phải là điểm tương đồng giữa cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 và ngày 25-4-1976?
Gia nhập vào sân chơi quốc tế, Việt Nam không phải đối mặt với thách thức nào sau đây?
Nguyên nhân chủ yếu quyết định việc Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm của đường lối đổi mới từ năm 1986 là gì?
Mở cửa hội nhập với thế giới Việt Nam có thể đón nhận được những cơ hội gì từ bên ngoài?
Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc Hội khóa I (1946) đều đưa ra quyết định nào sau đây?
Việt Nam đã vận dụng mô hình nào từ chính sách kinh tế mới (NEP) của Liên Xô vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam?