Yếu tố nào có ý nghĩa quyết định đến quá trình mở rộng thành viên của ASEAN?
A. Chiến tranh lạnh chấm dứt.
B. Xu thế hòa hoãn Đông Tây
C. Nhu cầu hợp tác của các nước trong khu vực
D. Vấn đề Campuchia được giải quyết
Đáp án C
Sự ra đời của ASEAN bắt nguồn từ lí do quan trọng nhất là nhu cầu hợp tác của các nước trong khu vực trong quá trình xây dựng đất nước sau khi giành độc lập, nhằm khắc phục những khó khăn trong thời kì phát triển. Trong quá trình mở rộng thành viên, mặc dù có gặp một số cản trở, đặc biệt là vấn đề Campuchia, các nước nước ASEAN và các nước Đông Dương với sự giúp đỡ của quốc tế đã giải quyết vấn đề này, tiếp tục mở rộng thành viên, thực hiện mục tiêu ban đầu của tổ chức này, đồng thời cùng nhau ứng phó với những biến đổi của thế giới.
“Hòa bình, trung lập tích cực, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc” là chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong thời kì nào?
Vì sao hiệp ước Bali (2-1976) đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN?
Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự nhượng bộ của thực dân Anh đối với Ấn Độ thông qua “phương án Maobáttơn” là gì?
"Phương án Maobáttơn" của thực dân Anh có nội dung chia đất nước Ấn Độ thành hai quốc gia nào trên cơ sở tôn giáo?
Phương án Maobáttơn phản ánh sự thay đổi như thế nào trong chính sách thống trị của thực dân Anh?
“Phương án Maobáttơn” do thực dân Anh đề ra chủ trương chia Ấn Độ thành 2 quốc gia Ấn Độ và Pakixtan dựa trên cơ sở nào?
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới nhờ cuộc cách mạng nào?
Điểm giống nhau giữa phong trào giành độc lập của Ấn Độ và Xingapo từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.
Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).
Quan hệ giữa các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) với ASEAN được cải thiện sau thời kỳ căng thẳng giữa hai nhóm nước (từ cuối thập kỉ 70 đến giữa thập kỉ 80) về “vấn đề Cam-pu-chia”. Việt Nam và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại, hòa dịu.
Kinh tế các nước ASEAN bắt đầu tăng trưởng.
ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên: Năm 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Ba-li và ngày 18 - 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mian-ma (năm 1997) và Cam-pu-chia (năm 1999).
Tháng 11 - 2007, các nước thành viên đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.”
Đến năm 1992, số nước thành viên tổ chức của ASEAN là:
Các nước ASEAN cần làm gì để giải quyết vấn đề biển Đông hiện nay?
Đặc điểm đường lối đối ngoại của Ấn Độ từ sau khi giành được độc lập là gì?
“Phương án Maobáttơn” do thực dân Anh đề ra và thực hiện đã mang lại cho Ấn Độ quyền lợi gì?
Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa vào thời gian nào?