Trình bày những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Từ những hậu quả nặng nề mà Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) để lại cho nhân loại, em hãy liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.
* Nguyên nhân sâu xa
- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc tương quan lực lượng giữa các nước.
- Mâu thuẫn giữa các nước Đế quốc “trẻ” (Đức, Áo-Hung..) và các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt.
- Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: khối Liên minh (Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga). Hai khối này đều ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh, mong muốn địch thủ của mình để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.
* Duyên cớ
- 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị ám sát tại Xéc-bi (nước được phe Hiệp ước ủng hộ). => Giới quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh.
b. Từ những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.
* Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã để lại nhiều hậu quả nặng nề:
+ Khoảng 1.5 tỷ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người bị chết, hơn 20 triệu người bị thương.
+ Nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy, đường xá, cầu cống... bị phá hủy.
+ Chi phí cho chiến tranh của các nước đế quốc tham chiến lên tới 85 tỉ USD.
* Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình
- Học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành những người công dân tốt, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, bảo vệ độc lập, hòa bình của đất nước,…
- Tích cực tham gia những phong trào chung nhằm tuyên truyền ý thức bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh trong phạm vi nhà trường, địa phương, cũng như cả nước và quốc tế,…
Ví dụ: tham gia vào cuộc thi UPU quốc tế lần thứ 47 (năm 2018) với đề tài chống chiến tranh,…
Ý nào không phản ánh đúng những nội dung chủ yếu được thể hiện trong văn học của các nước phương Đông vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
Vì sao Xiêm là nước nằm trong vùng tranh chấp giữa Anh và Pháp nhưng vẫn giữ được nền độc lập cơ bản?
Ở Cam-pu-chia, cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 – 1866) và cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866 – 1867) có điểm chung là
Trình bày những nét chính về cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX). Tại sao nói: “Cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản không triệt để”?
Chính sách ngoại giao nào được Mĩ áp dụng ở Mĩ Latinh vào đầu thế kỉ XX?
Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa