“Phần lớn lãnh thổ Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy vậy một phần lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam có mùa đông lạnh”. Nguyên nhân là do:
A. Lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam có địa hình núi cao làm nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông.
B. Hai khu vực này có vị trí nằm ở vĩ độ cao nhất (phía Bắc lãnh thổ) kết hợp hướng địa hình nên đón khối khí lạnh từ phương Bắc xuống.
C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông và đại Dương.
D. Hai khu vực này nằm trong đới khí hậu ôn hòa.
Giải thích:
- Lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam nằm ở vĩ độ cao nhất của khu vực Đông Nam Á lục địa.
- Vị trí lãnh thổ trên kết hợp với hướng địa hình đón gió: Mi-an-ma có địa hình dạng lòng máng được nâng cao hai đầu, phía Bắc Việt Nam địa hình gồm các cánh cung hướng mở rộng về phía Bắc và phía Đông tạo hành lang hút gió mạnh.
=> Do vậy khối không khí lạnh phương Bắc dễ dàng xâm nhập và ảnh hưởng sâu đến lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam, đem lại một mùa đông lạnh.
Chọn: B
Đặc điểm nào dưới đây là hạn chế lớn nhất của nguồn lao động khu vực Đông Nam Á?
Dân cư các nước Đông Nam Á thường gây khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước là do
Sản lượng điện tiêu dùng bình quân đầu người của Đông Nam Á thấp là do
Các quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây có ngành khai thác dầu khí phát triển nhanh trong những năm gần đây?
Nguyên nhân khu vực Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng là do
Khu vực nào ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc?
Việc phát triển giao thông ở Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông – Tây không thuận lợi là do
Phát triển giao thông theo hướng Đông – Tây của Đông Nam Á lục địa có vai trò nào dưới đây?
Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng đông – tây có những ảnh hưởng gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?
Đảo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới là đảo nào dưới đây?