Nhiệt phân 40,3 gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4, thu được O2 và m gam chất rắn gồm K2MnO4, MnO2 và KCl . Toàn bộ lượng O2 tác dụng hết với cacbon nóng đỏ, thu được 11,2 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 17,2. Thành phần % theo khối lượng của KMnO4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 40%
B. 80%
C. 60%
D. 20%
Để m gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được 11,936 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho hỗn hợp X phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 0,7616 lít khí SO2(đktc). Gía trị của m là:
Nung 20,8 gam hỗn hợp X gồm bột sắt và lưu huỳnh trong bình chân không thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất rắn không tan và 4,48 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 9. Giá trị của m là
Nung 22,4 gam kim loại M hoá trị 2 với lưu huỳnh dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Cho chất rắn X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HCl thu được khí Y và 6,4 gam bã rắn không tan. Làm khô chất bã rắn rồi đốt cháy hoàn toàn thu được khí Z. Khí Z phản ứng vừa đủ với khí Y thu được 19,2 gam đơn chất rắn. Vậy M là:
Hỗn hợp khí X gồm H2S và H2 có tỉ khối so với hidro là . Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp X bằng một lượng khí O2 vừa đủ, chia sản phẩm cháy thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 dẫn vào bình đựng dung dịch NaOH dư thấy khối bình tăng thêm 18,2 gam. Phần 2 cho tác dụng hết với dung dịch nước Brom, sau đó cho thêm một lượng dư BaCl2 vào ta thấy xuất hiện m gam kết tủa trắng. Gía trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Hòa tan hết 8,4 gam Fe trong dung dịch chứa 0,4 mol H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và V lít khí SO2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của V và m lần lượt là
Cho a mol Fe phản ứng vừa đủ với b mol H2SO4 (đặc, nóng) thu được khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và 5,04 gam muối. Biết tỉ lệ a : b = 3 : 7. Giá trị của a là
Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của V là: