Trong một chu kỳ (với các nguyên tố thuộc nhóm A, trừ nhóm VIIIA), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì
A. bán kính nguyên tử giảm dần, số lớp electron tăng dần
B. tính phi kim mạnh dần, năng lượng ion hóa thứ nhất luôn giảm dần
C. tính bazơ, tính axit của các oxit mạnh dần
D. tính kim loại giảm dần, độ âm điện tăng dần
Trong một chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
- Tuy nguyên tử các nguyên tố có cùng số lớp electron, nhưng khi điện tích hạt nhân tăng, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng cũng tăng theo, do đó bán kính nói chung giảm dần → Đáp án A sai vì số lớp electron không đổi.
- Lực liên kết giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng tăng, làm cho năng lượng ion hóa nói chung cũng tăng theo → Đáp án B sai.
- Độ âm điện tăng dần.
- Tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần → Đáp án C sai.
→ Chọn D.
Tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Trong một chu kì nhỏ, đi từ trái sang phải thì hoá trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi
Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì
Dãy các nguyên tử nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện
Phát biểu nào sau đây đúng? Khi nguyên tử nhường electron để trở thành ion có
Các nguyên tố thuộc nhóm IA, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần thì
Nguyên tố nào dưới đây có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn
Chọn đáp án đúng nhất. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử của các nguyên tố
Cho các nguyên tố sau : X(Z = 8), Y(Z = 13), M (Z = 15) và T (Z = 19). Sự sắp xếp nào đúng với chiều tăng dần độ âm điện của các nguyên tố đó ?