Trong mạch kể của người kể chuyện xưng chúng tôi, cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất? Tại sao có thể nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa?
*Hình ảnh hai cây phong gắn với kỉ niệm thời thơ ấu của bọn trẻ, xuất hiện trong mạch kể với sự dẫn dắt của chúng tôi:
- Có 2 đoạn kể về kỉ niệm của chúng tôi:
+ Đoạn 1: Kể về kỉ niệm về trò chơi tinh nghịch của bọn trẻ trước kì nghỉ hè năm cuối.
+ Đoạn 2: Mở ra những chân trời mới đẹp đẽ, bao la trước mắt bọn trẻ.
- Điều thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất chính là thế giới sinh động, nhiệm màu ở những vùng đất xa lạ chưa biết tới.
- Quang cảnh nơi có hai cây phong được miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa:
+ Hình ảnh hai cây phong: khổng lồ, nghiêng ngả, bóng mát rượi, cao ngang tầm cánh chim, tiếng lá xào xạc dịu hiền, cành cao ngất…
+ Quang cảnh: đất rộng bao la, dải thảo nguyên hoang vu mất hút trong sương mờ đục, dòng sông lấp lánh tận chân trời…
Bức tranh thiên nhiên qua lời kể có màu sắc, đường nét, sinh động… thông qua ngòi bút quan sát tài tình, miêu tả có hồn của tác giả.
Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng tôi, nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người họa sĩ.
Căn cứ vào đại từ nhân xưng của người kể chuyện, hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong. Nhân vật người kể chuyện có vị trí thế nào với từng mạch kể ấy? Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng tôi quan trọng hơn?