Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông ở khổ 3, 4. Hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc gì về tình cảnh ông đồ?
- Hình ảnh ông đồ cho chữ ngày Tết trong hai khổ thơ đầu: hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu trưng của những giá trị truyền thống.
+ Gắn với Tết và mùa xuân (hoa đào nở).
+ Hình ảnh song hành mực tàu, giấy đỏ, phố đông người .
+ Tài hoa và tấm lòng của người thảo chữ.
+ Nhiều người thuê viết, ngợi khen tài.
→ Hình ảnh ông đồ đẹp có tài và có tâm. Ông mang lại niềm vui cho mọi người bằng tấm lòng và tài năng của mình.
- Hình ảnh ông đồ lạc thời, cô đơn trong khổ thơ 3 và 4.
+ Mỗi năm mỗi vắng: ông đồ mờ nhạt dần theo thời gian, không được mọi người chú ý nữa.
+ Giấy đỏ buồn, mực sầu – chính là tâm trạng của ông đồ.
+ Hình ảnh ông đồ bị mọi người lãng quên (ông đồ vẫn ngồi đấy/ qua đường không ai hay).
+ Hình ảnh lá vàng, mưa bụi: cảnh lạnh lẽo buồn thảm tô đậm tâm trạng buồn xót xa của ông đồ.
- Hình ảnh đối lập của khổ 1,2 với khổ 3,4 là sự đối lập về cảnh và tâm trạng, gợi cho người đọc những suy ngẫm, xót thương cho ông đồ.Ông đồ dần bị đưa vào quên lãng khi không ai còn nhận ra giá trị từ những điều ông tạo ra.
→ Ông đồ ban đầu là trung tâm của sự chú ý dần dần bị quên lãng. Tâm trạng xót xa, buồn đau của ông đồ trước sự vô tình, ơ hờ của mọi người.
Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:
-Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
-Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
Bài thơ hay ở những điểm nào? (Gợi ý: cách dựng hai cảnh cùng miêu tả ông đồ ngồi viết thuê ngày Tết bên phố nhưng rất khác nhau gợi sự so sánh, những chi tiết miêu tả đầy gợi cảm; sử dụng thể thơ năm chữ và ngôn ngữ giản dị mà cô đọng, nhiều dư vị...)