Trình bày cấu tạo của màng lưới. (4 điểm)
Cấu tạo của màng lưới :
- Màng lưới là lớp trong cùng của cầu mắt. Tại đây có chứa tế bào thụ cảm thị giác (gồm 2 loại là tế bào nón và tế bào que), ngoài ra còn có thêm các tế bào khác như tế bào liên lạc ngang, tế bào hai cực... (1 điểm)
- Tế bào nón có vai trò tiếp nhận các kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. Ngược lại, tế bào que có khả năng tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu, giúp ta nhìn rõ về ban đêm (1 điểm)
- Trong màng lưới, tế bào nón tập trung chủ yếu ở điểm vàng (nằm trên trục mắt). Càng xa điểm vàng thì lượng tế bào nón càng ít và chủ yếu là tế bào que. Tại điểm vàng, mỗi tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực nhưng nhiều tế bào que mới liên hệ được với một tế bào thần kinh thị giác (1 điểm)
- Ngoài điểm vàng, tại màng lưới còn có một vị trí đặc biệt khác, đó là điểm mù. Đây là nơi đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác nên nếu ảnh của vật rơi vào vị trí này, chúng ta sẽ không nhìn thấy gì (1 điểm)
Quá trình thu nhận sóng âm ở tai người diễn ra như thế nào ? (3 điểm)
Nội dịch ở ốc tai không được bao quanh bởi loại màng nào dưới đây ?
Ở người, phần não nào dưới đây nối liền trực tiếp với tủy sống ?
Ở người trưởng thành, diện tích bề mặt của vỏ não nằm trong khoảng
Để phòng chống các bệnh truyền nhiễm về mắt, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
Quá trình hình thành loại phản xạ nào dưới đây không cần đến sự trải nghiệm hay học tập ?