A. Các em thật may mắn.
B. Các em có cuộc sống sung sướng hơn những người đã hi sinh.
C. Các em cần phải biết ơn những người đã hi sinh để cho mỗi người chúng ta có được cuộc sống an bình như ngày nay.
D. Những người hi sinh là những người xấu số.
Chọn đáp án C.
Tìm những từ đồng nghĩa với các từ in đậm trong từng câu dưới đây:
a) Bóng tre trùm lên âu yếm làng tôi.
b) Đứa bé rất chống lớn, người tiều phu chăm nom như con đẻ của mình.
c) Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên.
Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trên nương rẫy, cánh đồng, đường phố, công viên ...).
Phân biệt sắc thái nghĩa những từ đồng nghĩa (in đậm) trong các tập hợp từ sau:
a) Những khuôn mặt trắng bệch, những bước chân nặng như đeo đá.
b) Bông hoa huệ trắng muốt.
c) Hạt gạo trắng ngần.
d) Đàn cò trắng phau.
e) Hoa ban nở trắng xóa núi rừng.
Em hãy đọc bài “Thư gửi các học sinh” trong sách SGK Tiếng Việt 5 tập 1, trang 4 và trả lời các câu hỏi sau:
Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? (có thể chọn nhiều đáp án)
Trong thư Bác Hồ đã tưởng tượng ra các bạn học trong ngày đầu khai trường của nước Việt Nam độc lập như thế nào?
Điền vào chỗ trống các âm, vần thích hợp (thêm dấu thanh khi cần):
a) Điền c hoặc k:
….ánh đồng, …ể chuyện, …ì diệu, ….âu cá
b) Điền g hoặc gh:
…ọn gàng, …é thăm, …i nhớ, …ửi quà
c) Điền ng hoặc ngh:
…e ngóng, …i ngờ, …ẩm nghĩ, …ần ngại
Xếp những từ sau thành 4 nhóm đồng nghĩa:
nam, nữ, xinh xắn, to lớn, gái, trai, đẹp đẽ, vĩ đại
Gạch dưới từ thích hợp nhất trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu sau:
a) Mặt trăng tròn vành vạnh từ từ (nhô, mọc, ngoi) lên sau lũy tre làng.
b) Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng lúa (vàng hoe, vàng óng, vàng ối).
c) Mưa tạnh hẳn, một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu (chiếu, soi, rọi) xuống rừng cây.
d) Mẹ và tôi say sưa (nhìn, xem, ngắm) cảnh bình minh trên mặt biển.