Lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường của em theo gợi ý sau:
1. Mở bài (Giới thiệu):
Trường em nằm ở vị trí nào? Đặc điểm gì nổi bật giúp mọi người dễ nhận ra ngôi trường đó?... (Hoặc: Lí do em muốn tả cảnh ngôi trường đang học).
2. Thân bài:
* Cảnh bên ngoài của trường: Lối đi vào có gì nổi bật? Cổng trường thế nào? Biển trường ra sao? Hoạt động trước cửa trường vào thời điểm miêu tả có điểm gì đáng nói?...
* Cảnh bên trong khu trường:
• Sân trường rộng hay hẹp? Cây cối thế nào? Trên sân trường có những cảnh gì nổi bật (về âm thanh, màu sắc ...).
•Khu vực lớp học (trước mặt em, bên phải, bên trái) được bố trí ra sao? Các phòng học có những điểm gì làm em chú ý (cửa ra vào, cửa sổ, hành lang, mái hiên...)?
• Các khu vực khác ở trường em (văn phòng, nhà hiệu bộ, thư viện) có gì nổi bật?
3. Kết bài:
Cảnh trường (vào lúc miêu tả) gợi cho em những cảm nghĩ gì? (hoặc: Em có suy nghĩ gì về ngôi trường thân yêu của mình?...)
Tham khảo:
1. Mở bài:
Trường em cách nhà khoảng 2km, sát con đường nhựa thẳng lên thị trấn Yên Bình.
2. Thân bài:
- Cảnh bên ngoài: Cổng trường rộng khoảng 5m, làm bằng sắt ; biển trường nổi bật cái tên rất đỗi thân thương: Trường Tiểu học Yên Bình. Từ khoảng 6 giờ 30 sáng đã có học sinh được bố mẹ đưa đến trường; đến 7 giờ thì cổng trường nhộn nhịp tấp nập học trò...
- Cảnh bên trong:
+ Sân trường không rộng lắm nhưng sum sê cây cối ; bốn cây phượng vĩ ở bốn góc sân cứ đến hè lại nở hoa đỏ thắm, những cây bàng xanh um che mát gần nửa sân trường ; sáng sớm, thỉnh thoảng em được nghe tiếng chim chích trên cành...
+ Từ cổng vào, trước mặt em là khu nhà 2 tầng với hai dãy lớp có 12 phòng học; bên phải là dãy nhà có các phòng: thiết bị dạy học, thư viện nghệ thuật, y tế; bên trái là dãy nhà có phòng Hiệu trưởng, Hiệu phó và phòng Hội đồng để các thầy cô ngồi họp, làm việc và nghỉ ngơi. Các phòng học đều có cửa ra vào, cửa sổ thoáng mát, hành lang rộng rãi nên buổi sáng có thể ngồi truy bài theo nhóm... Bên trong, ảnh Bác Hồ treo ngay ngắn trên bảng lớp; quạt trần, đèn điện đầy đủ cả.
+ Các khu vực khác: hai bên sân trường có bồn hoa cây cảnh đẹp mắt; khu vườn trường có nhiều loại thực vật giúp chúng em được học các tiết Tự nhiên và Xã hội ở ngoài trời,...
3. Kết bài:
Cảnh trường em thật đẹp; đây là môi trường thân thiện mà em yêu thích; dù đi đâu em cũng nhớ mãi màu xanh hiền dịu, màu đỏ vui tươi và những nụ cười đầy ắp cả khu trường.
Gạch dưới các cặp từ trái nghĩa trong những câu thơ sau:
a) Sáng ra bờ suối, tối vào hạng
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
b) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay
Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm.
Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
(1) thật thà >< …………………… |
(6) thuận lợi >< ……………………… |
(2)giỏi giang >< ………………… |
(7) vui vẻ >< ………………………… |
(3) cứng cỏi >< ………………….. |
(8) cao thượng >< …………………… |
(4) hiền lành >< …………………. |
(9) cẩn thận >< ……………………… |
(5) sáng sủa >< ………………….. |
(10) siêng năng >< ………………….. |
Tìm những chữ ghi thiếu dấu thanh trong dãy từ sau và viết lại cho đúng:
via than, kiến thiêt, tiên bộ, cốc nước mia |
Việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản để lại hậu quả nghiêm trọng như thế nào?
Em hãy đọc bài “Những con sếu bằng giấy” trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1, trang 36 và trả lời các câu hỏi sau:
Mĩ đã ném bom nguyên tử xuống hai thành phố nào của Nhật Bản?
a) Viết 3 từ trái nghĩa với từ “nhạt”:
b) Đặt 1 câu có từ nhạt và 1 câu có từ trái nghĩa với “nhạt” :