Em hãy tả ông em khi ông đang đọc báo.
Gợi ý:
a) Mở bài: Giới thiệu về ông của em.
b) Thân bài:
- Miêu tả về ngoại hình của ông: miêu tả chi tiết ngoại hình của ông.
- Loại báo mà ông em hay đọc là gì?
- Ông em đọc báo để làm gì:
+ Cập nhật tin tức.
+ Thói quen mỗi sáng của ông.
- Ông em hay đọc báo ở đâu?
- Dáng vẻ ông khi đọc báo?
c) Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của em với ông.
Ông em là người say mê sách báo. Ông có một tủ sách lớn chiếm gần hết một bức tường phòng làm việc chung của gia đình. Sáng nào, ông em cũng đọc báo.
Ông em đã bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn phong độ, khoẻ mạnh lắm. Da ông hồng hào dù có nhiều nếp nhăn đùn lại ở đuôi mắt, khoé miệng. Tóc ông đã có nhiều sợi bạc và dù đã già, làn tóc xoăn tự nhiên của ông vẫn gợn sóng, rũ loà xoà xuống vầng trán rộng. Tia mắt ông ấm áp, vui vẻ, có chút dí dỏm, nên nhìn cứ như mắt biết cười. Lông mày ông to như con tằm, hơi cong cong làm cho đôi mắt của ông dịu dàng hẳn đi.
Buổi sáng mát mẻ dễ chịu. Ông tập thể dục, ăn sáng xong là ngồi vào ghế tựa đọc báo, bên cạnh là ấm trà được ông pha từ sớm. Báo ông đọc là báo Công an Thành phố. Ông đeo kính vào, chăm chú xem trang bìa rồi bắt đầu đọc từng trang bên trong. Thỉnh thoảng, đôi kính trắng trễ xuống mũi, ông lại lấy ngón tay trỏ đẩy kính lên. Ông đưa mắt xem hình minh hoạ của các báo, gật gù đồng tình. Khi ông đọc báo, phòng làm việc phải được giữ yên lặng. Chúng em vào phòng phải đi nhẹ nhàng, rón rén. Ông đọc hết từng trang báo, có lúc đọc nhanh phía sau, có lúc gật gù, có lúc chặc lưỡi lắc đầu.
Khi ông đọc xong, ông để tờ báo lên bàn rồi nói với cả nhà: “Hôm nay, báo có nhiều tin hay đấy. Ông để báo trên bàn. Hồi nào các con thích xem thì xem nhé!”. Đáp lại lời ông thường lệ là mẹ thưa: “Dạ, con cảm ơn ba.”.
Ông vui vẻ đi ra hiên nhà ngắm mấy chậu hoa cảnh. Nắng lên cao một chút chiếu sáng loá mái tóc bạc của ông. Giữa những chậu cảnh, ông em ung dung, thư thái làm sao!
Đọc báo là thói quen tốt. Đọc báo hằng ngày giúp em cập nhật trông tin về nhiều mặt. Ở gia đình em, sau khi ông em đọc báo xong đến ba mẹ em đọc, sau cùng là hai anh em em. Em yêu ông thật nhiều và mong ông khoẻ, sống lâu trăm tuổi. Lúc ấy ông già đi nhiều, em sẽ đọc báo cho ông nghe.
Em hãy xác định các từ loại trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Lê-nin rất mừng, cười và nói:
- Biết đãi bác cái gì bây giờ, bác A-lếch-xây? Tôi pha cà phê cho bác uống nhé, nhưng không phải cà phê thực đâu, mà cà phê làm bằng bột lúa mạch.
Khi cà phê đã pha xong, Lê-nin đi lấy bánh mì. Bánh mì tồi đến phát khiếp lên được.
2 danh từ riêng:
2 động từ:
2 tính từ:
Gạch chân vào các quan hệ từ có trong câu sau và nêu tác dụng của quan hệ từ đó: (1 điểm)
a) Tôi pha cà phê cho bác uống nhé, nhưng không phải cà phê thực đâu, mà cà phê làm bằng bột lúa mạch.
b) Tuy Lê-nin là vị lãnh tụ của nhà nước Xô-viết nhưng ông rất giản dị và chân thành.
Lê-nin và ông lão đi săn
Ông lão bắt đầu kể với tôi tỉ mỉ về việc sau một chuyến đi săn, Lê-nin mời ông đến Mátxcơ-va để thăm Lê-nin và xem xét mọi việc. Từ một nơi thâm sơn cùng cốc đến thẳng Mátxcơ-va thăm Lê-nin, có phải chuyện chơi đâu. Tất nhiên ông lão hiểu rằng ông đến thăm ai, nhưng ông vẫn mang theo kha khá bánh mì nông thôn. Có thể là Lê-nin nói chơi thế thôi, chứ ở đấy người ta sẽ không cho vào, và cũng có thể Lê-nin không có ở nhà. Thế rồi ông lão đến Krem-li thăm Lê-nin và mang theo bánh mì. Lê-nin có nhà và ông thợ săn được đưa vào gặp Lê-nin ngay, khi ông vừa xưng tên. Và đây, một căn phòng rộng thênh thang, hầu như trống rỗng. Chắc là phòng cũng có đồ đạc gì đấy nhưng phòng rộng quá nên tưởng trống không. Ở cuối căn phòng lớn ấy có một chiếc hòm, Lê-nin ngồi trên chiếc hòm, đang nhóm bếp dầu hỏa. Lê-nin rất mừng, cười và nói:
- Biết đãi bác cái gì bây giờ, bác A-lếch-xây? Tôi pha cà phê cho bác uống nhé, nhưng không phải cà phê thực đâu, mà cà phê làm bằng bột lúa mạch.
Khi cà phê đã pha xong, Lê-nin đi lấy bánh mì. Bánh mì tồi đến phát khiếp lên được.
- Vla-đi-mia I-Lích, xin lỗi đồng chí, tôi có đem theo bánh mì nhà quê...
- Ô tốt lắm, bác đem ra đây!
Họ uống cà phê làm bằng bột lúa mạch và ăn bánh mì. Kể xong câu chuyện của mình, Alếch-xây nói:
- Y như trong giấc mơ, đến bây giờ tôi vẫn thường hình dung thấy: căn phòng rộng thênh thang, ở cuối phòng có chiếc hòm, trên hòm đặt cái bếp dầu hỏa.
(Nguyễn Đắc Việt dịch)
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Khi đi thăm Lê-nin, ông lão có những băn khoăn gì? (0,5 điểm)
Ông lão thợ săn có những cảm tưởng gì về cuộc viếng thăm Lê-nin? (0,5 điểm)
Buôn Chư Lênh đón cô giáo – “Từ đầu đến ... dành cho khách quý.” Trang 144 – SGK Tiếng Việt 5 (T1)
Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?
Gạch chân vào các đại từ xưng hô có trong câu sau: (0,5 điểm) Vla-đi-mia I-lích, xin lỗi đồng chí, tôi có đem theo bánh mì nhà quê...
Có thể thay thế một trong các đại từ xưng hô trên bằng đại từ nào khác phù hợp trong cuộc đối thoại giữa ông lão và Lê-nin?
Chọn quan hệ từ thích hợp (trong ngoặc đơn) để điền vào chỗ trống trong các câu sau: (tuy ... nhưng, của, nhưng; vì ... nên; bằng, để) (1 điểm)
a) Những cái bút……………….tôi không còn mới……………….vẫn tốt.
b) Tôi vào thành phố……………….máy bay……………….kịp cuộc họp ngày mai.
c) ……………….trời mưa rất to……………….nước sông dâng cao.
d) ……………….cái áo ấy không đẹp ……………….nó là kỉ niệm của những ngày chiến đấu anh dũng.
Em hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ, trong các câu sau: (1 điểm)
a) Khi cà phê đã pha xong, Lê-nin đi lấy bánh mì.
b) Ông lão bắt đầu kể với tôi tỉ mỉ về việc sau một chuyến đi săn, Lê-nin mời ông đến Mát-xcơ-va để thăm Lê-nin và xem xét mọi việc.
Người gác rừng tí hon – “Từ đầu đến ... đánh xe ra bìa rừng chưa?” Trang 124 - SGK Tiếng Việt 5 (T1)
Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?a