Sau mười năm Chiến đi bộ đội, ngày anh trở về thì bà như thế nào? (0,5 điểm)
A. Vui mừng khi Chiến trở về.
B. Bà giận dỗi trách mắng Chiến không về thăm bà.
C. Ngóng trông chờ đợi, bị lẫn, không nhận ra Chiến
Chọn đáp án C.
Em hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu dưới đây: (1 điểm)
Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sân bóng mát, lòng thanh thản.
Chiếc diều sáo
Chiến lớn lên, khoẻ mạnh, chăm học, chăm làm. Tuy vậy, nó ham mê chơi diều và chơi khéo nhất làng. Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sân bóng mát, lòng thanh thản. Bà nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của Chiến ngọt ngào và vi vu nhất.
Năm 1965, Chiến nhập ngũ. Suốt mười năm bà sống khắc khoải trong nỗi thương nhớ và chờ đợi. Ngày Chiến về, bà đã bị lẫn nên không nhận ra anh. Chiến ôm chầm lấy bà, nhưng bà giãy nảy đẩy anh ra. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.
Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chồng thì Chiến về, mang theo một đoạn tre và nói:
- Con vót cái điều chơi bà ạ.
Bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu. Bà lần đến, rờ lên đầu, lên vai anh và hỏi: - Chiến đấy thật ư con?
Chiến vứt chiếc nan diều vót dở, ôm chầm lấy bà, thương xót bà đến thắt ruột. Bà lập cập kéo Chiến xuống bếp, chỉ lên gác bếp:
- Diều của con đây cơ mà.
Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân nga, bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo của Chiến. Đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm bình yên.
(Theo Thăng Sắc)
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Thuở nhỏ, Chiến là một cậu bé như thế nào (chọn 2 đáp án)? (0,5 điểm)Em hãy xác định từ loại cho các từ được gạch chân ở câu dưới đây: (1 điểm)
Trong nhiều tiếng sáo ngân nga, bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo của Chiến. Đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm bình yên.
Các từ in nghiêng dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào? (1 điểm) a) Đêm thơm nức mùi hoa. / Anh trai thơm vào má bé một cái thật kêu.
b) Trời sao thăm thẳm bình yên. Gia đình yên bình và khoẻ mạnh.
Em hãy tả một cụ già mà em thường gặp.
Gợi ý:
a) Mở bài:
- Giới thiệu cụ già em kính yêu. Em hiểu được hoàn cảnh, tính tình của cụ (lời văn cần chân thực thể hiện được tình cảm, sự kính yêu của em).
b) Thân bài:
- Miêu tả những đặc điểm riêng, tiêu biểu, nổi bật về hình dáng và tính tình của cụ già mà em kính yêu.
+ Hình dáng: Cụ già đã ngoài bảy mươi tuổi, nước da hồng hào, gương mặt phúc hậu, nhiều nếp nhăn. Tóc hớt cao bạc trắng. Đôi mắt hiền từ, bao dung.
+ Tính tình: Cụ già thường làm những việc lặt vặt trong nhà như chăm sóc cây cối trong vườn. Thương yêu em, hay kể chuyện ngày xưa cho em nghe. Giọng nói trầm và ấm. Hay để phần trái cây cho em. Cụ già hiền từ hay giúp đỡ người khác nên được bà con hàng xóm kính trọng, yêu quý.
c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em đối với cụ già bằng tình cảm yêu mến, kính trọng, tin cậy(sử dụng từ ngữ, lời văn chân thành, cảm động).
Nhờ đâu mà trí nhớ của bà hồi phục và bà nhận ra Chiến? (0,5 điểm)
Tiếng vọng - Trang 108 – SGK Tiếng Việt 5 (T1)
Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ?
Tại sao anh Chiến quỳ xuống lạy bà, nước mắt ròng ròng? (0,5 điểm)
Em hãy viết một câu có sử dụng quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản để nói về tình cảm của bà dành cho Chiến? (1 điểm)
Buôn Chư Lênh đón cô giáo – “Từ Rồi giọng già đến ... hết.” Trang 144 – SGK Tiếng Việt 5 (T1)
Những chi tiết nào cho thấy dân làng háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”?