Viết đoạn văn (8-10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về hệ quả của lòng tham con người.
Tham lam là một thói quen xấu, chúng ta thường tham danh lợi hoặc danh tiếng để được hưởng thụ mà không cần phải bỏ một chút công sức nào. Tham lam khiến con người ngày một xấu tính hơn và nó còn khiến chúng ta thêm ích kỉ. Tham lam làm chúng ta suy nghĩ và thực hiện mọi thứ theo hướng tiêu cực. Chúng ta thường bất chấp mọi thứ để có được điều mình muốn nhưng không hề quan tâm đến mọi thứ xung quanh, điển hình như nạn trộm cướp, thậm chí giết người để đạt được lợi ích. Nhẫn tâm hơn là trong một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ bán con cái hay cho con cái lao động từ lúc còn rất sớm để lấy tiền. Tham lam là tính cách đáng bị xã hội lên án. Nếu chúng ta đã hiểu rõ tham lam là một tính xấu như vậy thì cần phải rèn luyện tính trung thực, không ăn cắp của ai để đạt được lợi lộc muốn có. Thay vào đó, chúng ta hãy tiết kiệm và kiềm chế bản thân trước những cám dỗ không đáng để bản thân sa ngã vào. Vì một xã hội văn minh, tốt đẹp, mọi người hãy cùng chung tay để rèn luyện những đức tính tốt, đừng nên học những thói hư tật xấu điển hình như tính tham lam.
NĂM MỚI CHÚC NHAU
(Trần Tế Xương)
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang
Đứa thì mua tước đứa mua quan
Phen này ông quyết đi buôn lọng
Vừa chửi, vừa la cũng đắt hàng.
Nó lại mừng nhau cái sự giàu
Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu
Phen này ắt hẳn gà ăn bạc
Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu.
Nó lại mừng nhau sự lắm con
Sinh năm đẻ bẩy được vuông tròn
Phố phường chật hẹp người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non.
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Lời chúc năm mới trong bài thơ lật tẩy bản chất nào của bọn quan lại?
Việc sử dụng cặp đại từ nó - ông trong văn bản biểu thị thái độ nào của tác giả trước những lời chúc?
Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
(Trích Chí Phèo - Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.146)