Điền iên hoặc iêng:
M….. nói tay làm
T….. học lễ hậu học văn.
Miệng nói tay làm;
Tiên học lễ, hậu học văn.
Gạch chân một từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt và thêm dấu ngoặc kép cho một câu là lời nói trực tiếp nhưng chưa dùng dấu ngoặc kép:
Chiều đến, bầu trời trở nên phẳng phiu, xanh ngắt. Hạt Nắng dạo chơi trên cánh đồng. Nghe mẹ gọi, Hạt Nắng vội vàng chia tay những hạt lúa vàng xuộm, bám theo cánh tay hồng của mẹ, trở về ngôi nhà nằm khuất sau dãy núi. Nó đâu biết nơi mà mình đã đi qua đang xào xạc dậy lên những âm thanh trìu mến: Xin cảm ơn, ơi Hạt Nắng bé con!
Điền âm, vần thích hợp vào chỗ trống (thêm dấu thanh nếu cần):
Điền r, d hoặc gi:
….ạn ….ày sương ….ó.
….ấy ….ách phải ….ữ lấy lề.
Em hãy đọc bài “Nếu chúng mình có phép lạ” trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1, trang 77 và trả lời các câu hỏi sau:
Câu thơ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài?
Trong khổ thơ thứ ba có câu “Mãi mãi không còn mùa đông”. Vậy theo em ước mơ “không còn mùa đông” là ước mơ về điều gì?
Sắp xếp lại thứ tự các câu sau cho đúng trình tự thời gian ra các các sự việc trong câu chuyện "Con quạ thông tỉnh ":
(1) Quạ bèn nghĩ ra một cách.
(2) Nó tìm thấy một cái lọ có nước.
(3) Một con quạ khát nước.
(4) Quạ tha hồ uống.
(5) Một lúc sau nước dâng lên.
(6) Song nước trong lọ ít quá, cổ lọ lại cao, nó không thò mỏ vào uống được.
(7) Nó lấy mỏ gắp từng hòn sỏi bỏ vào trong lọ.
Thứ tự ghi đúng là: …………………………….
Các tên riêng nước ngoài trong đoạn văn sau đều viết chưa đúng quy định chính tả, em hãy gạch dưới và viết lại cho đúng các tên riêng đó.
Nhà thơ người i-ta-li-a Pe-tra-cô (1304 - 1374) khi đi qua a vi nhông của pháp đã tận mắt chứng kiến dịch hạch. Năm 1602 – 1603, hơn 12 vạn người ở Mát xcơ va đã chết vì dịch hạch và đói. Năm 1630 có 8 vạn người i ta li a và 50 vạn người vê nê zu ê la chết vì dịch hạch. Năm 1665, hơn 7 vạn người ở luân đôn (anh), năm 1679 có 8 vạn người ở viên (áo) và năm 1681 hơn 9 vạn người ở pra-ha (tiệp khắc cũ) cũng đã chết vì căn bệnh truyền nhiễm ghê gớm này.