Tập làm văn: Em hãy viết một bài văn miêu tả về chiếc bàn học của em.
Dàn ý gợi ý:
a) Mở bài: Giới thiệu về chiếc bàn học em định tả.
- Chiếc bàn mà em tả là bàn ở lớp hay ở nhà? Bàn được kê ở đâu?
- Em có chiếc bàn ấy khi nào?
b) Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Chiếc bàn ấy có hình dạng gì?
+ Nó được làm bằng loại gỗ gì?
+ Kích thước của nó là bao nhiêu? (Chiều dài, chiều rộng, chiều cao...)
- Tả từng bộ phận:
+ Mặt bàn: được làm bằng gì? (Màu sắc, độ bóng của mặt bàn, cách trang trí, hình dáng, kích thước ra sao?)
+ Chân bàn: có mấy cái? (Độ dài, cách sắp xếp các chân, độ vững chãi như thế nào?)
+ Ngăn bàn: nằm ở đâu? (Có mấy ngăn, chiều dài, chiều rộng ra sao? Nó dùng để đựng những đồ dùng gì?)
c) Kết bài:
- Tình cảm, cảm xúc của em với chiếc bàn đó như thế nào?
- Nêu cách giữ gìn với chiếc bàn học.Đáp án: Học sinh hãy trả lời các câu hỏi gợi ý, sau đó ghép các câu trả lời thành một đoạn văn.
Đoạn văn tham khảo:
Năm nay em đã lên lớp bốn. Bố mẹ đã sắm cho em một vài đồ vật trong phòng. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kế bên cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.
Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rãnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt.
Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đồ dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu. Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.
Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn gàng rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm nhưng bàn vẫn còn mới.
Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: “Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!”.
Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng - một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặt bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra ở Côn Đảo.
Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc mình tặng cho người lính u Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”. Một tiếng hô: “Bắn”. Một trang súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.
(Trích trong quyển “Cẩm nang đội viên”)Bài: Đoàn thuyền đánh cá – khổ thơ đầu - Trang 59 – SGK Tiếng Việt 4 (T2)
Câu hỏi: Đoàn thuyền ra khơi vào lúc nào? Những câu thơ nào cho biết điều đó?Bài: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa – “Từ Năm 1946 ... lô cốt của giặc.”
Trang 21 – SGK Tiếng Việt 4 (T2)
Câu hỏi: Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến?