Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.
Bài: Trăng ơi ... từ đầu đến? – Hai khổ thơ đầu - Trang 107 – SGK Tiếng Việt 4 (T2)
Câu hỏi: Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?Đáp án: Trong hai khổ thơ đầu trăng được so sánh với quả chín treo trước nhà và trăng tròn như mắt cá chẳng bao giờ chớp mi.
Điền tích vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:
Khi ngủ dậy, Phú dùng .......ân kẹp bàn .......ải đánh răng và lấy khăn rửa mặt. Với đội ........ân ấy, Phú không .......tự ăn cơm, mặc quần áo, xếp ........ăn mà còn giúp bố mẹ làm nhiều việc ......ong nhà. Một lần, Phú mom men đến lớp học, say sưa nghe cô giáo giảng bài. Về nhà, Phú lấy viên phấn kẹp vào chân, viết những .......ữ nguệch ngoạc ......ên nền gạch.Bài: Vương quốc vắng nụ cười – “Từ đầu ... chuyên về môn cười.”
Trang 132 – SGK Tiếng Việt 4 (T2)
Câu hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn.Tôi chú ý đến cô bé ấy khi thấy cô rất ham mê bóng rổ. Có lần, hai bác cháu nói chuyện, cô bé bảo: “Cháu muốn vào đại học. Nhưng cháu chỉ có thể theo học nếu có học bổng. Cháu nghĩ nếu chơi bóng thật xuất sắc, sẽ nhận được học bổng. Ba cháu bảo: “Nếu ước mơ đủ lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ.” Một hôm, thấy cô bé buồn, tôi hỏi, cô trả lời:
- Các huấn luyện viên bảo cháu hơi thấp, không thể chơi cho đội hạng nhất. Như vậy thì nói gì đến học bổng được nữa!
- Ý ba cháu thế nào? – Tôi hỏi.
- Ba cháu bảo: “Các huấn luyện viên nói sai rồi, vì họ không hiểu được sức mạnh của ước mơ. Nếu con thực sự muốn thì không gì có thể ngăn cản con, ngoại trừ một điều – thái độ của chính mình!”
Năm cuối bậc phổ thông, đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng vào đại học. Vừa vào trường, cô nhận được tin dữ: ba bị ung thư. Trước khi qua đời, ông nắm lấy bàn tay cô, gắng sức nói: “Tiếp tục ước mơ con nhé! Đừng để ước mơ của con chết theo ba!” Những năm tiếp theo quá khó khăn đối với cô. Nhưng cô đã hoàn tất chương trình đại học một cách xuất sắc. Bởi vì mỗi khi muốn bỏ cuộc, cô lại nhớ lời ba: “Nếu ước mơ đủ lớn, con có thể làm được mọi việc”.Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Cô bé nói rằng chỉ khi cô có thứ gì thì cô mới vào được đại học?Chính tả (Nghe – viết):
Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4,…?
Người ta gọi các chữ số 1,2,3,4,… là chữ số Ả rập vì cho rằng chúng do người Ả rập nghĩ ra. Sự thực thì không phải như vậy.
Vào năm 750, một nhà thiên văn học Ấn Độ đã đến thăm Bát-đa. Ông mang theo một bảng thiên văn do người Ấn Độ làm ra để dâng tặng quốc vương đang trị vì. Các chữ số Ấn ĐỘ 1, 2, 3, 4,… dùng trong bảng đó đã được người Ả rập nhanh chóng tiếp thu và về sau được truyền bá rộng rãi.Tập làm văn: Em hãy viết một bài văn tả về một chú chó mà em biết (hoặc đã gắn bó với em).
Dàn ý gợi ý:
a) Mở bài: Giới thiệu chú chó nhà em nuôi hoặc ở nhà khác. (Nuôi từ lúc nào, do ai cho?)
b) Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Chú chó đó có tên là gì? Chú chó ấy thuộc giống chó gì? (Chó Nhật, béc-giê,...)
+ Hình dáng chú như thế nào? Chiều cao của chú khoảng bao nhiêu? Lông màu gì?
- Tả chi tiết: Tả các bộ phận của chú chó, chọn tả đặc điểm nổi bật nhất.
+ Đầu (to, có hình gì?), trán rộng, cái miệng (dài hay ngắn).
+ Mắt: đen ươn ướt (hoặc nâu, sáng long lanh). Tai: vểnh hay cúp?
+ Cái mũi: đen, trơn ướt, đánh mùi rất thính nhạy. Bốn chân của chú thế nào?
- Thói quen, hoạt động của chú chó: Canh giữ nhà, phơi nắng, lăn ở bãi cỏ rộng....
- Kỉ niệm, cách chăm sóc của em với chú chó ấy. c) Kết bài: Nêu tình cảm, cảm xúc của em với chú chó ấy.
c) Kết bài: Nêu tình cảm, cảm xúc của em với chú chó ấy.