Tuổi thơ của em gắn liền với những cánh diều và trò chơi thả diều cùng các bạn. Hãy viết đoạn văn khoảng 8 câu tả một cánh diều mà em nhớ nhất.
Cánh diều mà ngoại làm cho tôi có hình một chú bướm màu xanh rất xinh đẹp. Để có những thanh tre làm diều, ngoại đã lựa chọn những khúc tre ở đoạn giữa của cây tre. Chúng không non quá mà cũng không già quá. Những thanh tre được vót cẩn thận và được xếp rất đều đặn. Trên cùng là phần đầu, giữa là phần thân và hai bên là hai cánh. Ngoại thật tài tình khi xếp và uốn khung diều y hệt hình con bướm. Ngoại lấy những chiếc dây thép nhỏ để buộc chặt chúng lại. Để có thể nghe được tiếng vi vụ của cánh diều, ngoại gắn vào đó một thanh sáo nhỏ. Cuối cùng, tôi cùng ngoại trang trí phần cánh diều. Những tờ giấy màu đủ loại được ngoại gửi người mua trên tận chợ huyện sao mà mịn và bóng đến thế. Hai cánh của chú bướm được dán màu xanh lá cây. Đầu và hai chiếc râu màu đỏ, còn phần thân tôi đã chọn màu vàng. Cánh của chú bướm được ngoại trang trí lên đó rất nhiều đốm nhỏ với màu khác nhau làm cho chú bướm trở nên thật sặc sỡ. Cuối cùng cánh diều cũng được hoàn thành, nó lớn đến mức tối cứ ngỡ rằng nếu như có gió to tôi có thể cưỡi lên đó để bay cùng.
Điền từ thích hợp vào chỗ trống và giải câu đố dưới đây:
Điền tiếng bắt đầu tr hoặc ch :
Gà không đẻ ……………cây
Mà sao cây có…………….
Trứng không có lòng trắng
…………toàn lòng đỏ thôi
Gà mẹ chẳng phải ấp
Trứng …… nhờ mặt ………
Là quả: …………………………….
Ghi tên các trò chơi, đồ chơi vào cột trái đúng với lời giải thích ở cột phải:
a) ……………………………….. |
Hoạt động dựng tạm chỗ ở, thường dùng cọc cắm làm cột, dùng bạt hoặc vải làm mái che. |
b) ………………………………. |
Quả cầu bằng vải có nhiều dải màu, dùng để tung, ném trong trò chơi ở ngày hội của một số vùng miền núi. |
c) ………………………………. |
Đồ chơi hình em bé, thường làm bằng nhựa, cao su, vải bông, ….. |
Gạch dưới những câu hỏi thiếu lễ phép, lịch sự trong đoạn hội thoại sau và chữa lại cho phù hợp:
Hoàng, Việt, Minh rủ nhau đi tập văn nghệ. Gặp cô giáo, Hoàng hỏi:
- Ngay mai lớp mình có tiếp tục tập văn nghệ không?
- Không đâu, chiều thứ bảy lớp ta mới tập tiếp.
Việt hỏi tiếp:
- Chúng em phải chuẩn bị gì không?
- Các em gặp bạn lớp trưởng để biết nhé!
Minh tiếp lời cô giáo:
- Thưa cô, mấy giở lớp ta bắt đầu tập ạ?
Em hãy đọc bài “Cánh diều tuổi thơ” trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1, trung 146 và trả lời câu hỏi sau:
Tuổi thơ của tác giả gắn bó với điều gì?
Điền tiếng chứa dấu hỏi hoặc dấu ngã:
Quả gì nho ……………..
Chín …………….. như hoa
Tươi đẹp vườn nhà
Mà cay xé ……………….
Là quả: ………………….
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng hò hét nhau chơi trò gì?
Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?
Dựa vào hướng dẫn ở cột A, hãy lập dàn ý (B) bài văn tả một đồ chơi mà em thích:
A |
B |
1) Mở bài: - Giới thiệu đồ chơi em chọn tả. VD: Đó là đồ chơi gì, có từ bao giờ, ai mua hay cho, tặng?... |
1) Mở bài:
|
2) Thân bài: - Tả bao quát (một vài nét về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu làm đồ chơi...) - Tả chi tiết từng bộ phận có đặc điểm nổi bật (có thể tả bộ phận của đồ chơi lúc “tĩnh” rồi đến lúc “động” có những điểm gì đáng chú ý, làm em thích thú) |
2) Thân bài:
|
3) Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của em về đồ chơi được tả. |
3) Kết bài:
|