Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng vì đây là nơi có
A. lực lượng vũ trang phát triển lớn mạnh.
B. địa hình thuận lợi để phát triển lực lượng.
C. nhiều căn cứ du kích đã được xây dựng.
Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng vì đây là nơi có địa hình thuận lợi để phát triển lực lượng:
- Vị trí địa lí của Cao Bằng thuận lợi cho việc liên lạc với lực lượng cách mạng thế giới (Trung Quốc), liên kết với các phong trào cách mạng của cả nước.
+ Cao Bằng là tỉnh giáp với biên giới Trung Quốc, gần thành phố Long Châu (Quảng Tây) - một trong những trung tâm cách mạng của người Việt ở Trung Quốc lúc bấy giờ.
+ Phía Nam Cao Bằng giáp với Lạng Sơn và Bắc Cạn; phía Tây giáp với Hà Giang và Tuyên Quang. Từ vị trí đó, Cao Bằng có thể “Nam tiến” phát triển lực lượng về phía Lạng Sơn và Bắc Cạn, có thể “Tây tiến” phát triển lực lượng xuống Hà Giang và Tuyên Quang.
+ Từ Cao Bằng, theo quốc lộ 3 có thể về Thái Nguyên, Bắc Cạn và Hà Nội.
- Địa hình của Cao Bằng thuận lợi cho việc phát triển các lực lượng cách mạng:
+ Cao Bằng có địa hình hiểm trở, rừng núi chiếm trên 90% diện tích, có nhiều núi cao, nhiều sông suối, lắm thác ghềnh như: sông Bằng, sông Hiến, Sông Gâm, sông Bắc Vọng... Trên mảnh đất đầy núi non, rừng rậm, sông suối đó có những vùng thuận lợi cho các đội du kích, các cơ sở cách mạng hoạt động như Pác Bó (Hà Quảng), Lam Sơn (Hòa An)... Hệ thống giao thông thủy bộ của Cao Bằng giữ vị trí quan trọng có tầm chiến lược ở Việt Bắc không chỉ trên lĩnh vục kinh tế, xã hội mà cả về chính trị, quân sự.
+ Do quá trình kiến tạo địa chất, cùng với sự tác động của khí hậu, sông ngòi ngang, dọc làm cho địa hình Cao Bằng trở thành muôn hình, muôn vẻ. Giữa các ngọn núi và khe sâu có các thung lũng lòng chảo rộng, hẹp khác nhau, hết sức kín đáo, vừa thuận lợi cho chăn nuôi, sản xuất, vừa có tác dụng che dấu, bảo vệ lực lượng, Khi có giặc giã thì hang động, mái đá ngườm kín đáo là nơi tốt nhất để đồng bào các dân tộc ẩn náu và cất giấu lương thực, thực phẩm, gia súc. Các làng bản miền núi thường có hang sâu, thung lũng,... làm “hậu cứ”. Địa hình, địa vật của Cao Bằng thuận lợi cho hoạt động đấu tranh cách mạng (“rừng chè bộ đội, rừng vây quân thù”).
+ Hơn nữa, Cao Bằng có gần 10% diện tích đồng bằng với một số cánh đồng vừa và nhỏ. Dọc theo các con sông, trên các thung lũng như: Sóc Hà, Đôn Chương, Phù Ngọc, Đồng Mu, Bó Thạch, Thạch Bình, Cổ Nồng, Thông Huề, Pò Tấu, Tiên Thành, lớn nhất là cánh đồng Hòa An, trải dài tới 20km. Xét về chiến lược kinh tế thì một căn cứ địa phải có khả năng tự cung tự cấp những nhu cầu kinh tế thiết yếu...
Trung ương Đảng và Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng làm nơi xây dựng căn cứ địa là một chủ trương hết sức đúng đắn. Bởi lẽ, Cao Bằng có đầy đủ các điều kiện cần thiết về địa thế để xây dựng căn cứ địa.
Hệ quả từ sự sụp đổ của trật tự hai cực lanta có gì khác biệt so với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai –Oasinhtơn?
Nét nổi bật của tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là
Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, để giải quyết căn bản nạn đói ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) của thực dân Pháp đã có tác động nhiều mặt đến nền kinh tế Việt Nam, ngoại trừ việc
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến Chiến tranh lạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ
Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, trên thế giới xuất hiện xu thế
Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thể hiện sự phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam và góp phần làm cho khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế vì
Sự khác nhau cơ bản giữa hai xu hướng (bạo động và cải cách) trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là về
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam là
Gia nhập vào sân chơi quốc tế, Việt Nam không phải đối mặt với thách thức nào sau đây?
Tháng 1/1973, Mĩ kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam; ngày 29/3/1975, toán lính Mĩ cuối cùng đã rút khỏi Việt Nam, nhưng họ vẫn để lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự; tiếp tục viện trợ về kinh tế, quân sự cho chính quyền Sài Gòn,… Những động thái đó đã chứng tỏ