Trắc nghiệm đề thi Địa lý cực hay có lời giải chi tiết (P1)
-
14011 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đặc điểm của các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng không phải là
Đặc điểm của các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng không phải là đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất nhiều.
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh /thành phố nào tỉnh nào sau đây ?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Câu 3:
Vai trò của ngành giao thông vận tải đối với sản xuất không phải là
- Giao thông vận tải tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường. Giao thông vận tài phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.
- Các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ mạng lưới giao thông vận tải. Vì thế, những nơi gần các tuyến vận tải lớn, các đầu mối giao thông vận tải cũng là nơi tập trung các neàrth sản xuất, dịch vụ và dân cư.
- Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.
=>Vai trò của ngành giao thông vận tải đối với sản xuất không phải là giúp các hoạt động sinh hoạt người dân thuận tiện.
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết sắt có ở nơi nào sau đây?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, sắt có ở Thạch Khê.
Câu 5:
Hai bể dầu khí lớn nhất hiện nay đang khai thác ở thềm lục địa nước ta là
Hai bể dầu khí lớn nhất hiện nay đang khai thác ở thềm lục địa nước ta là Nam Côn Sơn, Cửu Long(sgk địa lí 12 trang 119)
Câu 6:
Biểu hiện nào sau đây không phải là ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta?
Biểu hiện Tăng cường tính đa dạng của sinh vật nước ta không phải là ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta. Vì ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.
Câu 7:
Sự thành công của công cuộc Đổi mới ở nước ta được thể hiện rõ nhất ở
Sự thành công của công cuộc Đổi mới ở nước ta được thể hiện rõ nhất ở tăng khả năng tích lũy nội bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện.( ý A thể hiện bao quát nhất)
Câu 8:
Nhật Bản không phải là nước có
Nhật Bản không phải là nước có có nhiều quặng đồng, than đá.
Câu 9:
Trong diện tích cả nước, địa hình núi cao (trên 2.000m), chiếm
– Địa hình thấp chiếm hơn 60%, cao dưới 1000m chiếm 85%, núi cao trên 2000 m chỉ có khoảng 1%
– Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, tạo ra thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi
=>Trong diện tích cả nước, địa hình núi cao (trên 2.000m), chiếm 1%.( Bài 6 – Địa lí 12)
Câu 10:
DÂN SỐ CÁC NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á NĂM 2015
(Đơn vị: triệu người)
Quốc gia |
Dân số |
Quốc gia |
Dân số |
Bru-nây |
0,4 |
Mi-an-ma |
52,1 |
Cam-pu-chia |
15,4 |
Phi-lip-pin |
103,0 |
Đông Ti-mo |
1,2 |
Thái Lan |
65,1 |
In-đô-nê-xi-a |
255,7 |
Việt Nam |
91,7 |
Lào |
6,9 |
Xin-ga-po |
5,5 |
Ma-lai-xi-a |
30,8 |
Tổng số |
627,8 |
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về dân số các nước khu vực Đông Nam Á năm 2015?
Quốc gia |
Dân số |
Quốc gia |
Dân số |
Bru-nây |
0,4 |
Mi-an-ma |
52,1 |
Cam-pu-chia |
15,4 |
Phi-lip-pin |
103,0 |
Đông Ti-mo |
1,2 |
Thái Lan |
65,1 |
In-đô-nê-xi-a |
255,7 |
Việt Nam |
91,7 |
Lào |
6,9 |
Xin-ga-po |
5,5 |
Ma-lai-xi-a |
30,8 |
Tổng số |
627,8 |
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, In-đô-nê-xi-a chiếm hơn 40,7% dân số trong khu vực về dân số các nước khu vực Đông Nam Á năm 2015.
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết nơi nào sau đây có khu dự trữ sinh quyển thế giới?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, Cần Giờ có khu dự trữ sinh quyển thế giới
Câu 12:
Cơ sở cho phát triển nền lâm, nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng ở miền núi nước ta không phải là
Cơ sở cho phát triển nền lâm, nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng ở miền núi nước ta không phải là mưa nhiều, lắm sông suối, hiểm vực.
Câu 13:
Điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta?
Có nhiều loài cây gồ quý hiếm không phải là đặc điểm của hệ sinh thái rùng ngập mặn ở nước ta, rừng ngập mặn ở nước ta chủ yếu là các loài cây: mắm, bần, đước, sú, vẹt... đây là các loài tương đối phổ biển, không phải là cây gỗ quý hiếm..
Câu 15:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết nơi nào sau đây tập trung nhiều yến sào?
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 12, Duyên hải Nam Trung Bộ. tập trung nhiều yến sào.
Câu 16:
Đặc điểm tự nhiên vùng lãnh thổ phía Tây Hoa Kì?
Vùng phía Tây còn gọi là vùng Cooc-đi-e bao gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000 m, chạy song song theo hướng bắc – nam, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc. Đây là nơi tập trung nhiều kim loại màu như: vàng, đồng, chì. Tài nguyên năng lượng cũng hết sức phong phú. Diện tích rừng tương đối lớn, phân bố chủ yếu ở các sườn núi hướng ra Thái Bình Dương.
=>Đặc điểm tự nhiên vùng lãnh thổ phía Tây Hoa Kì: Gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000m.( sgk Địa lí 11 – Bài 6)
Câu 17:
Căn cứ vào trang 10 và trang 13,14 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết hệ thống sông nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
Căn cứ vào trang 10 và trang 13,14 của Atlat Địa lí Việt Nam, Sông Thái Bình. thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Câu 18:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây cao hơn cả?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi Ngọc Linh cao hơn cả.
Câu 19:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết Khu kinh tế ven biển Năm Căn thuộc tỉnh nào sau đây?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, Khu kinh tế ven biển Năm Căn thuộc tỉnh Cà Mau.
Câu 20:
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Trung Quốc phát triển dựa vào những điều kiện thuận lợi chủ yếu nào sau đây?
Dân số ở đây rất đông nguồn lao động dồi dào tạo điều kiện cho số lượng các loại sản phẩm của các ngành này phát triển mạnh mẽ đạt hiệu quả cao trong nền kinh tế của đất nước. Các thiết bị khai thác của nước này cũng khá hiện đại làm cho tỉ lệ và thời gian khai thác nhanh hơn và có hiệu quả hơn trong việc sản xuất chế tạo.
=>Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Trung Quốc phát triển dựa vào những điều kiện thuận lợi chủ yếu Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 21:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết Tây Bắc có các cao nguyên nào?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, Tây Bắc có các cao nguyên Sín Chải, Mộc Châu, Sơn La.
Câu 22:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Campuchia?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, tỉnh Bình Phước giáp Campuchia.
Câu 24:
Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2014
Quốc gia |
Gía trị xuất khẩu(tỉ USD ) |
Gía trị nhập khẩu(tỉ USD ) |
Số dân(triệu người ) |
Hoa Kì |
1610 |
2380 |
234,3 |
Ca-na - da |
465 |
482 |
34,8 |
Trung Quốc |
2252 |
2249 |
1378 |
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất khẩu của các quốc gia là
Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2014
Quốc gia |
Gía trị xuất khẩu(tỉ USD ) |
Gía trị nhập khẩu(tỉ USD ) |
Số dân(triệu người ) |
Hoa Kì |
1610 |
2380 |
234,3 |
Ca-na - da |
465 |
482 |
34,8 |
Trung Quốc |
2252 |
2249 |
1378 |
=>Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất khẩu của các quốc gia là biểu đồ cột.
Câu 25:
Căn cứ vào trang 8 của Atlat Địa lí Việt Nam , hãy cho biết dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở nơi nào sau đây?
Căn cứ vào trang 8 của Atlat Địa lí Việt Nam ,dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở nơi Thềm lục địa phía Nam.
Câu 26:
Hạn chế nào không phải do hình dạng dài và hẹp của lãnh thổ Việt Nam mang lại
Hạn chế khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn không phải do hình dạng dài và hẹp của lãnh thổ Việt Nam mang lại
Câu 27:
Cho biểu đồ về xuất nhập khẩu của Liên Bang Nga qua các năm
Biểu đồ thể hiện: Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Liên bang Nga giai đoạn 2005- 2014.
Câu 28:
Công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô của Đông Nam Á phát triển nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do
Công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô của Đông Nam Á phát triển nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.
Câu 29:
Căn cứ vào trang 14 và trang 4,5 của Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết Mũi Né thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây?
Căn cứ vào trang 14 và trang 4,5 của Atlat địa lí Việt Nam, Mũi Né thuộc Bình Thuận.
Câu 30:
Phát biểu nào sau đây không đúng với kinh tế Hoa Kì?
Công nghiệp khai thác phát triển mạnh không đúng với kinh tế Hoa Kì. Vì ngành công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì ( sgk địa lí 11 trang 42)
Câu 31:
Cho bảng số liệu sau đây: Hiện trạng sử dụng đất ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2002
(Đơn vị: nghìn ha)
|
Tổng diện tích |
Đất nông nghiệp |
Đất lâm nghiệp |
Đất chuyên dùng và đất ở |
Đất chưa sử dụng |
Tây Nguyên |
5447,5 |
1287,9 |
3016,3 |
182,7 |
960,6 |
Đồng bằng sông Cửu Long |
3973,4 |
2961,5 |
361,0 |
336,7 |
314,2 |
Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long là:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long là: Biểu đồ tròn
Câu 32:
Việt Nam nằm ở nơi tiếp xúc giữa hai vành đai sinh khoáng và nằm trên đường di lưu, di cư của nhiều loài động vật, thực vật nên nước ta có
Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.
-Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.
=>Việt Nam nằm ở nơi tiếp xúc giữa hai vành đai sinh khoáng và nằm trên đường di lưu, di cư của nhiều loài động vật, thực vật nên nước ta có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật phong phú. (SGK địa lí 12 – bài 2)
Câu 33:
Đặc điểm của trung tâm công nghiệp là
+ Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.
+ Gồm nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp, điểm công nghiệp, liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật và công nghệ.
+ Có các xí nghiệp làm hạt nhân
+ Có các dịch vụ hỗ trợ sản xuất.
+ Dựa vào vai trò của trung tâm công nghiệp trong sự phân công lao động theo lãnh thổ có thể phân thành TTCN ý nghĩa quốc gia, vùng, địa phương...
+ Dựa vào giá trị sản xuất công nghiệp chia thành TTCN rất lớn, lớn. Trung bình, nhỏ..
=>Đặc điểm của trung tâm công nghiệp là gắn với đô thị vừa và lớn.
Câu 34:
Điểm nào sau đây không đúng với sản xuất nông nghiệp?
Đặc điểm sản xuất bao gồm giai đoạn khai thác tài nguyên và chế biến không đúng với sản xuất nông nghiệp
Câu 35:
Do nghèo tài nguyên khoáng sản, nên Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều
Do nghèo tài nguyên khoáng sản, nên Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều tri thức khoa học, kĩ thuật.
Câu 36:
Biểu hiện nào sau đây không phải là do tác động của nội lực
Biểu hiện Đá nứt vỡ do thay đổi nhiệt độ đột ngột không phải là do tác động của nội lực.
Câu 37:
Điều gì sau đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa đồi núi và đồng bằng nước ta?
Các vật liệu bào mòn ở đồi núi được vận chuyển xuống bồi tụ cho đồng bằng thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa đồi núi và đồng bằng nước ta.
Câu 38:
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là
-Gia tăng tự nhiên là hiệu số giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử. Khi tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao tức là dân số tăng nhanh, còn tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp thì dân số tăng chậm.
-Gia tăng cơ học là hiệu số giữa tỉ lệ nhập cư và tỉ lệ xuất cư.
-Dân số của một quốc gia tăng nhanh hay chậm phụ thuộc cơ bản vào tỉ lệ gia tăng tự nhiên vì vậy ta nói gia tăng tự nhiên chính là động lực phát triển dân số
=>Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là hiệu số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
Câu 39:
Trên Trái Đất, mưa ít nhất ở vùng
+ Hai khu vực cực mưa ít nhất (100 -200 mm), do có khí áp cao ngự trị, không khí lạnh khô, nước không bốc hơi lên được.
=>Trên Trái Đất, mưa ít nhất ở vùng cực.
Câu 40:
Vòng cung là hướng chính của
Vòng cung là hướng chính của các dãy núi Đông Bắc. ( Atlat trang 13)