Thiên nhiên phân hóa Đông – Tây ở vùng đồi núi chủ yếu là do
A. tác động của gió mùa Tây Nam.
B. tác động của gió mùa với địa hình.
C. tác động chủ yếu từ Biển Đông.
D. tác động của địa hình và Biển Đông.
Đáp án B
Thiên nhiên vùng đồi núi nước ta phân hóa theo chiều Đông – Tây chủ yếu do tác động của gió mùa kết hợp với địa hình:
- Gió mùa đông bắc lạnh khô tác động sâu sắc vào vùng núi Đông Bắc làm nền nhiệt hạ thấp (có 3 tháng nhiệt độ dưới 15 độ C), gió này bị chặn lại bởi dãy Hoàng Liên Sơn chạy hướng Tây Bắc – Đông Nam nên càng về phía tây tác động của gió càng yếu -> vùng núi Tây Bắc có mùa đông bớt lạnh hơn Đông Bắc.
- Gió mùa Tây Nam kết hợp với dãy Trường Sơn Bắc cũng tạo nên sự khác biệt về khí hậu giữa sườn tây đón gió (mưa lớn) với sườn đông (chịu hiệu ứng phơn khô nóng).
Vì sao nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước cùng vĩ độ?
Nhân tố nào sau đây thuận lợi cho sự phát triển rừng cây họ Dầu ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
Địa hình nước ta có tính phân bậc rõ rệt theo chiều cao chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?
Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là do vị trí của nước ta nằm trong
Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước ở nước ta bị suy giảm rõ rệt?
Phát biểu nào sau đây không đúng về thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam nước ta?
Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho nước ta phải phân bố lại dân cư?