II. Làm văn (7,0 điểm) Vận dụng cao
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về giá trị của “thực học” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.
Phương pháp: Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận (nghị luận về một vấn đề xã hội “Giá trị của “thực học” trong đời sống). Phân tích, lí giải, tổng hợp.
Cách giải:
- “Thực học” nghĩa là học thật, nhằm hiểu biết thật, nắm tri thức thật, không phải là sự hiểu biết bên ngoài, giả tạo không có thực chất, không có mục đích chân chính, không hiểu quả, không có giá trị thật.
=> “Thực học” cần thiết đôi với tuổi trẻ và nó đang trở thành một vấn đề đáng được quan tâm trong cuộc sống hiện nay.
- Giá trị của việc “thực học”.
+ Khi “thực học” tuổi trẻ sẽ tiết kiệm được thời gian. Khi chúng ta học một vấn đề mà hiểu được hết ý nghĩa của nó thì sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn và cũng nhớ lâu hơn. Điều ấy sẽ trở thành hữu ích khi chúng ta bắt gặp lại một vấn đề cần sử dụng kiến thức đó trong cuộc sống. Việc học sâu nhớ lâu giúp chúng ta có thể dễ dàng liên kết kiến thức này với kiến thức khác từ đó mở rộng nhiều kiến thức nâng cao hơn.
+ Việc thực học mang lại sự hiểu biết, kiến thức, khả năng phán đoán, nhận thức. Có thể phân biệt phải trái, đúng sai ở nhiều khía cạnh. Cách nhìn nhận vấn đề mang tính toàn diện hơn. Từ đó là nền tảng để phát huy nhân cách, phẩm chất, gia tăng giá trị tinh thần trong mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng và xã hội.
+….
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Nhận thức: Tuổi trẻ phải hiểu và nắm bắt giá trị của thực học. Từ đó, xác định cho mình mục đích của việc học, xác định hướng đi đúng đắn.
+ Về hành động: Học tập, rèn luyện ngay từ khi còn trẻ, không lãng phí thời gian vào những việc vô bổ….
4. Tổng kết vấn đề
Nhận biết
Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ: "Cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể là người về đích trước tiên"
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của con người và thiên nhiên qua đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ “Tây Tiến”.
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
Thông hiểu
Lời khuyên "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp" gợi anh/chị suy nghĩ gì?
Thông hiểu
Theo anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: "Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện"?
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới
Thực tế cuộc sống quanh ta cũng cho thấy, có khá nhiều người không có bằng ĐH, không xuất chúng, cũng chẳng nổi tiếng như Bill Gates, nhưng sự thành công của họ lại có phần vượt trội không ít người có bằng ĐH.
Ngày nay, khi bạn có thực tài, nếu không làm cho cơ quan Nhà nước thì làm ở khu vực tư nhân; nếu không tư nhân thì là nước ngoài. Hay tự mình... dùng mình! Thậm chí, nếu ở trong nước không có đất dụng võ thì ra thế giới... Với công việc, năm châu bốn biển đều có thể là nhà của mình.
Hiện xã hội cũng đang "khát" nhân lực, hàng trăm ngàn công ty đang cần hàng triệu người có thực tâm, thực lực để giúp họ. Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện. Còn giả sử bạn nộp đơn vào một số nơi nào đó mà họ không quan tâm đến giá trị thực thì chắc hẳn nơi đó không thuộc về bạn. .......
Cuộc đời không quá dài để mình có thể phung phí thời gian, nhưng cũng đủ dài để làm được những gì mà mình muốn. Và cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể là người về đích trước tiên. Hãy tin rằng: "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp. Và rằng, trong cuộc đời, chỉ có "sự học" và "thực học" của mình mới tạo nên giá trị và quyết định thân phận của chính mình, và điều đó còn lớn lao hơn "ĐH" rất nhiều".
(Lược ghi ý kiến của ông Giản Tư Trung – Hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE)
Nhận biết
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.