Anh/chị có đồng tình với quan điểm sau của tác giả không: Người sống nguyên tắc là người có bản lĩnh, cần tự đặt mình vào những khuôn khổ đúng đắn để vươn tới chân - thiện - mĩ? Vì sao?
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh có thể đưa ra ý kiến riêng, lý giải hợp lý.
Gợi ý:
- Đồng ý với ý kiến: “Người sống nguyên tắc là người có bản lĩnh, cần tự đặt mình vào những khuôn khổ đúng đắn để vươn tới chân - thiện - mĩ”
- Giải thích:
+ Khi đặt mình vào khuôn khổ đúng đắn con người sẽ trở nên ý thức hơn.
+ Đặt mình vào khuôn khổ khiến con người tạo nên nếp sống tốt, thói quen tốt từ đó dần hoàn thiện bản thân.
+ Tuy nhiên không nên quá bó buộc bản thân, nên để bản thân tự do phát triển theo đúng điểm mạnh của mình.
II. LÀM VĂN
Từ nội dung của văn bản ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những điều “không nên làm” đối với mỗi người trong cuộc sống.
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Trong quá trình tiến hóa, con người đã tìm ra những điều kiện cần thiết giúp cho bản năng được thuần phục để vươn tới hạnh phúc. Ta gọi đó là những nguyên tắc sống".
Bản năng của con người vốn hướng tới sự hưởng thụ - yêu thích cảm xúc tốt và tránh né cảm xúc xấu. Nhưng nếu muốn đạt tới giá trị bình an và hạnh phúc bền vững, thì ta cần phải thực tập buông bỏ những cảm xúc tốt không cần thiết và chấp nhận những cảm xúc xẩu cần thiết. Những điều không cần thiết thường được gọi là những điều không nên làm", và những điều cần thiết thường được gọi là những điều nên làm”. Đó là những trải nghiệm quý báu mà nhiều thế hệ trước đã phải trả những cái giá rất đắt mới đúc kết được. Đi theo những nguyên tắc ấy, tuy không được sống theo sự tùy hứng thoải mái của mình, nhưng ta sẽ đỡ mất thêm thời gian và năng lực để thử nghiệm. Nhất là ta có thể tránh được những lầm lỡ đáng tiếc. Chính vì thế, những ai sống theo nguyên tắc đúng đắn thì họ sẽ luôn được bảo hộ một cách an toàn và luôn mạnh dạn đi tới.
Nguyên tắc còn có tác dụng tạo nên sự hòa điệu giữa nhiều cá thể. Vì mỗi người vốn sở hữu một nhận thức và tập quán sống khác nhau. Nhất là tâm tinh con người cũng thường xuyên biến đổi, nên phải cần có những nguyên tắc để quy định mức cân bằng cảm xúc". Thật ra, chỉ cần ta sinh hoạt hay sống chung với một người nữa là phải có những nguyên tắc cần thiết, để bên này không vô tình vượt qua ranh giới đã quy định của bên kia. Bên kia dù thân thích hay yêu thương ta tới mức nào thì rốt cuộc họ cũng chẳng phải là ta. Họ có những nhu cầu nhất định mà ta bắt buộc phải tôn trọng. Như vậy, số người sinh hoạt chung với nhau càng đông, sự khác biệt giữa nhận thức và tập quán sống càng lớn, thì số lượng các nguyên tắc càng phải tăng lên và trở thành tiếng nói chuẩn mực của đoàn thể.
Có những nguyên tắc được ghi chép và có ngày ban hành hẳn hoi, nhưng cũng có những nguyên tắc “bất thành văn”. Vì điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu sinh hoạt của các cá thể và mức độ ý thức tôn trọng lẫn nhau. Cho nên nguyên tắc phải thường xuyên thay đổi cho phù hợp với trình độ nhận thức không ngừng tiến bộ của con người. Có thể nói, nguyên tắc là thước đo kỷ luật của con người. Người sống nguyên tắc là người có bản lĩnh, dám tự đặt mình vào những khuôn khổ đúng đắn để vươn tới chân thiện - mỹ...
(Trích “Hiểu về trái tim”, Minh Niệm, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr.223 - 224).
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Nguyên tắc là thước đo kỷ luật của con người?
Trong bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng viết:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây súng ngửi trời,
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi,
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
Có nhớ dáng người trên độc mộc,
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?
(“Tây Tiến”, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr. 87-89)
Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ trên, từ đó chỉ ra sự biến đổi về cảm xúc và bút pháp miêu tả của tác giả.