Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình:
– Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối…
– Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính ngụy không?
– Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề.
– Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mụ đỏ mặt – nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.
– Vậy sao không lên bờ mà ở
– Đẩu hỏi.
– Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!
– Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không?
– Tôi hỏi.
– Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh…
– Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được!
–Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.
– Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…
– Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu,
– bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát,
– trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo?
– Phải
– Người đàn bà đáp
– Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú?
Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:
– Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó!
– Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.
– Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? – Đột nhiên tôi hỏi.
– Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.76-77)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về cách nhìn con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Phương pháp:
- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về nhân vật người đàn bà, cách nhìn con người của Nguyễn Minh Châu
- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
I. Mở bài
- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Minh Châu: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ.
- Nêu khái quát chung về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.
- Khái quát vị trí, nội dung của đoạn trích: Vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài thông qua đoạn trích II. Thân bài
1. Cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài
* Cảm nhận về nhân vật người đàn bà:
- Ngoại hình: Trạc ngoài bốn mươi, thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt rỗ. Khuôn mặt mệt mỏi sau những đêm thức trắng, tấm lưng bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng. Sinh nhiều con, cuộc sống túng quẫn, lão chồng trở nên hung bạo đánh đập vợ để trút giận. - Tính cách, phẩm chất:
Nhẫn nhục, chịu đựng: Thường xuyên bị chồng đánh bằng roi mây một cách tàn nhẫn “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng chị không hề khóc than, không van xin cũng không chống trả.
Khi đứng trước quan tòa, vị chánh án khuyên bà bỏ chồng, bà van xin “quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó”.
→ Bà cam chịu, nhẫn nhịn vì con, muốn con có một gia đình và nuôi chúng nó khôn lớn. Giàu tình yêu thương:
Sự cam chịu, nhẫn nhịn của bà bắt nguồn từ tình yêu thương con vô bờ bến. Thương con, chị không muốn con chứng kiến cảnh bạo hành nên xin chồng đánh trên bờ, gửi thằng Phác lên rừng, chị cảm thấy có tội với nó khi vì thương chị mà nó hận bố nó.
Vị tha, bao dung:
Bị người chồng đánh đập mà bà vẫn không hề căm giận, oán trách hay muốn trả mối hận. Thậm chí bà còn biết ơn người đã cùng bà chèo chống con thuyền trách nhiệm để nuôi con.
Bà nhận mọi lỗi lầm về mình, bà nghĩ sự hung bạo của chồng cũng vì bà mà ra.
Thấu hiểu lẽ đời:
Bà ý thức được thiên chức của người phụ nữ và quy luật ngàn đời của tạo hóa: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con và nuôi con cho đến khi khôn lớn”.
* Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Nhân vật được đặt trong những tình huống nghịch lý (bị chồng đánh nhưng không phản ứng; không chịu bỏ chồng…), mang đến cho người đọc những nhận thức về những ngang trái, phức tạp của cuộc sống và những éo le, đáng thương trong số phận con người.
- Nhân vật người đàn bà hàng chài có số phận đáng được chia sẻ, cảm thông trong những cay đắng, khổ nhục đời thường. Điều đáng trân trọng ở chị là vẻ đẹp của tình mẫu tử, sự bao dung và đức hi sinh.
- Nhân vật được khắc họa chân thực, sống động qua ngôn ngữ, hành động, qua những hình ảnh, biểu tượng, ngôn ngữ giản dị mà giàu ý vị, triết lí.
=> Đánh giá chung
Người đàn bà là chân dung thành công của Nguyễn Minh Châu, để lại ấn tượng mạnh trong lòng mọi người. Người đàn bà là biểu tượng nghệ thuật đầy ám ảnh mà Nguyễn Minh Châu muốn truyền tải tư tưởng nhân đạo qua tác phẩm.
2. Nhận xét về cách nhìn con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu
Nhà văn khám phá bản chất cuộc sống và con người ở góc độ thế sự bằng cái nhìn đa diện, nhiều chiều (cuộc sống của người dân chài còn nhiều nghịch lí, nhân vật người đàn bà vừa nhẫn nhục đến mức phi lí vừa có những phẩm chất đẹp đẽ…).
– Cách nhìn cuộc sống: Cuộc sống không đơn giản, xuôi chiều mà luôn có những mặt đối lập, những nghịch lí, con người đôi khi phải chấp nhận. Vì vậy, khi nhìn nhận cuộc sống phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều.
– Cách nhìn con người: Phải nhìn nhận con người từ nhiều góc độ, không thể nhìn bề ngoài mà đánh giá bản chất bên trong.
=> Đánh giá về cách nhìn con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu
3. Đánh giá
- Người nghệ sĩ không thể có cái nhìn hời hợt đối với cuộc sống và con người, càng không chấp nhận kiểu đứng ngoài cuộc, đứng trên cao để phán xét hiện thực.
- Nghệ thuật chân chính là sản phẩm của hành trình tìm kiếm và khám phá không biết mệt mỏi của người nghệ sĩ.
- Khẳng định chiều sâu trong cách nhìn con người và tài năng, tình yêu với nghệ thuật
– cuộc sống của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
III. Kết bài:
- Vẻ đẹp nhân vật người đàn bà hàng chài.
- Cách nhìn người, tài năng nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.
- Suy nghĩ của bản thân.
I. ĐỌC HIỂU
Anh viết thâu đêm, đánh vật với từng trang
Rồi thao thức không sao ngủ được
Kim đồng hồ tích tắc, tích tắc
Hai tiếng động nhỏ bé kia
Hơn mọi ầm ào gầm thét
Là tiếng đọng khủng khiếp nhất đối với con người
Đó là thời gian
Nó báo hiệu mỗi giây phút qua đi không trở lại
Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối
Nhưng anh, anh chẳng sợ nó đâu
Thời gian - đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau
Thời gian - đó là chiều dày những trang ta viết
Bây giờ anh mới hiểu hết câu nói trong kịch Seecxpia:
Tồn tại hay không tồn tại
Không có nghĩa là sống hay không sống
Mà là hành động hay không hành động
Nhận thức hay không nhận thức, tác động vào cuộc đời hay quay lưng lại nó?
Anh không băn khoăn mình có tài hay kém tài, thành công hay thất bại
Chỉ day dứt một điều: làm sao với những sự vật bình thường
Những ngày tháng bình thường
Như chiếc hộp con, như tờ lịch trên tường
Ta biến thành con tàu, thành tấm vé
Những ban mai lên đường.
(Trích Cho Quỳnh những ngày xa, Lưu Quang Vũ, http://www.thivien.net/)
Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Hình ảnh tấm vé và con tàu trong câu thơ: Ta biến thành con tàu, thành tấm vé tượng trưng cho điều gì?
Nhận xét về quan niệm của tác giả về giá trị của thời gian được thể hiện qua đoạn trích.
Theo tác giả, vì sao tiếng kim đồng hồ lại là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người?
II. LÀM VĂN
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về tầm quan trọng của việc con người cần bước ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm, khám phá cuộc sống.