Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa ?
A. Đốt lá sắt trong khí Cl2.
B. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.
C. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.
D. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng
Đáp án B
Các điều kiện ăn mòn điện hóa: Điều kiện cần và đủ là:
– Các điện cực phải khác chất nhau: có thể là cặp kim loại khác nhau, cặp kim loại – phi kim (C), cặp kim loại – hợp chất hóa học ( xêmentit ). Trong đó kim loại có tính khử mạnh hơn sẽ là cực âm. Như vậy kim loại nguyên chất khó bị ăn mòn.
– Các điện cực phải tiếp xúc với nhau ( hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp qua dây dẫn )
– Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch điện li.
Nên đáp án: Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.
Còn các phát biểu khác sai vì:
+) Đốt lá sắt trong khí clo không có tiếp xúc cùng với dung dịch chất điện li.
+) Sợi dây bạc nhúng trong dd HNO3 không tạo cặp điện cực.
+) Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng không tạo cặp điện cưc.
Trong số các chất sau : HNO2, CH3COOH, KMnO4, C6H6, HCOOH, HCOOCH3, C6H12O6, C2H5OH, SO2, Cl2, NaClO, CH4, NaOH, NH3,H2S. Số chất thuộc loại chất điện li là:
Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm những chất tan và điện li mạnh?
Hòa tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t (giây) được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,035 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t (giây) thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 0,1245 mol. Giá trị của y là:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
1) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng
2) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;
3) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;
4) Cho lá Zn vào dung dịch HCl;
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol 0,1M: NaCl, CH3COOH, NH3, C2H5OH. Dung dịch có độ dẫn điện tốt nhất là