Nhân tố nào sau đây ít ảnh hưởng nhất đến sự tập trung dân cư đông đúc ở đồng bằng Ấn – Hằng?
A. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
B. Đặc điểm địa hình, khí hậu, nguồn nước.
C. Tài nguyên khoáng sản.
D. Hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Giải thích:
- Đồng bằng Ấn – Hằng là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi: địa hình đồng bằng màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào => thuận lợi cho hoạt động sinh sống, phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
- Vùng có thế mạnh về sản xuất lúa trên đồng bằng châu thổ sông Ấn - Hằng nên thu hút nhiều lao động trong nông nghiệp.
- Mặt khác là cái nôi của nền văn minh Cổ đại, đồng bằng Ấn – Hằng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nên dân cư tập trung đông đúc.
=> Nhận xét A, B, D đúng.
- Đồng bằng Ấn – Hằng có tài nguyên khoáng sản không phong phú, đây không phải là nhân tố có sức hút lớn đối với dân cư về đây sinh sống.
Đáp án: C
Hoạt động kinh tế chủ yếu của hầu hết các nước trong khu vực Nam Á là
Ngày nay, về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đứng thứ mấy trên thế giới?
Nguyên nhân nào làm cho tình hình chính trị - xã hội trong khu vực thiếu ổn định?
Năm bao nhiêu, các nước Nam Á giành được độc lập và tiến hành xây dựng nền kinh tế tự chủ?
Quốc gia nào ở Nam Á được xem là “quốc gia hạnh phúc nhất thế giới”?
Nguyên nhân chủ yếu khiến dân cư phân bố thưa thớt ở khu vực Tây Bắc của Nam Á là do
Thành phố nào sau đây được gọi là “thung lũng silicon” của châu Á?
Phát biểu nào sau đây thế hiện đúng sự chuyển dịch cơ cấu GDP của Ấn Độ?
Nguyên nhân chủ yếu làm cho dân cư Nam Á tập trung chủ yếu ở khu vực đông bằng Ấn – Hằng và ven Ấn Độ Dương là do