Nội lực và ngoại lực có mối quan hệ với nhau như thế nào sau đây?
A. Nội lực xảy ra trước, ngoại lực xảy ra sau, làm nâng cao bề mặt địa hình.
B. Ngoại lực xảy ra trước, nội lực xảy ra sau, làm hạ thấp bề mặt địa hình.
C. Xảy ra đồng thời, cùng làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề.
D. Xảy ra đồng thời song tác động ngược nhau, làm bề mặt trở nên đa dạng.
Giải thích:
- Nội lực sinh ra trong lòng Trái Đất, kết quả hình thành nên những ngọn núi cao, làm nâng cao bề mặt địa hình. Ví dụ: hình thành các dãy núi Himalaya, dãy An-đet,…
- Ngoại lực do tác động của gió, dòng chảy nước, sinh vật… có vai trò phá hủy, bào mòn san lấp bề mặt địa hình. Ví dụ: sông bồi đắp phù sa tạo nên các vùng đồng bằng rộng lớn, gió bào mòn địa hình, phá hủy đá…
=> Nội lực và ngoại lực xảy ra đồng thời trên bề mặt Trái Đất song tác động ngược nhau, làm bề mặt trở nên đa dạng. Hiện nay trên Trái Đất vẫn diễn ra các trận động đất, phun trào núi lửa cũng như quá trình bồi đắp mở rộng các đồng bằng về phía biển.
Đáp án: D
Dãy núi Hi-ma-lay-a thuộc châu Á là dãy núi cao nhất thế giới, là kết quả do sự va chạm của 2 mảng kiến tạo lớn là
Nơi 2 mảng kiến tạo xô vào nhau thường để lại kết quả nào sau đây?
Ranh giới giữa các mảng kiến tạo là nơi thường xuyên xảy ra hiện tượng nào sau đây?
Trong Tân kiến tạo, vận động tạo núi An-pơ – Hi-ma-lay-a tác động mạnh nhất lên khu vực địa hình nào của nước ta?
Trong số các mảng kiến tạo lớn trên Trái Đất, mảng đại dương duy nhất là