Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

23/07/2024 100

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật có ý nghĩa vô cùng to lớn như một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người. Nhưng mặt khác, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã mang lại những hậu quả tiêu cực…

a. Em hãy nêu những mặt tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật với đời sống mà em biết?

b. Em có suy nghĩ gì về tình trạng ô nhiễm môi trường nơi em ở? Là học sinh em làm gì trước tình trạng đó?

Trả lời:

verified Giải bởi qa.haylamdo.com

a) Những mặt tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật:

- Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống hàng loạt. Gây ra nạn ô nhiễm môi trường (ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ...). Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông gắn liền với kĩ thuật mới, dịch bệnh và tệ nạn xã hội...

b) Liên hệ bản thân và nơi em sinh sống:

* Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Hà Nội:

- Những năm gần đây, ô nhiễm môi trường ở Hà Nội tăng nhanh đến mức báo động. Đó là ô nhiễm ở môi trường nước, ô nhiễm bầu không khí, ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn, ô nhiễm tiếng ồn,…

- Nguyên nhân: chủ yếu từ các phương tiện giao thông, công trình xây dựng, rác thải sinh hoạt,…

* Là học sinh em cần:

- Học tập, rèn luyện, nâng cao ý thức cá nhân về bảo vệ môi trường, tầm quan trọng của bảo vệ mội trường.

- Tham gia trực tiếp vào công tác tuyên truyền, giáo dục về ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường ở trường, lớp, gia đình và ngoài xã hội.

- Tìm tòi, học hỏi, khám phá để tìm ra những giải pháp thiết thực, giúp giải quyết và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đọc đoạn thông tin:

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập (ASEAN) tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của các nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan. Hội nghị đã ra bản Tuyên ngôn thành lập ASEAN, sau này được gọi là tuyên bố Băng Cốc, xác định mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Xem đáp án » 19/04/2022 87

Câu 2:

Đọc các nội dung sau:

+ Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

+ Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

+ Phát triển mối quan hệ giữa các quốc gia, các dân tộc.

+ Thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội.

+ Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, xã hội.

Xem đáp án » 19/04/2022 85

Câu 3:

Nêu sự kiện với các mốc thời gian thể hiện phong trào giải phóng dân tộc của châu lục được mệnh danh là “Lục địa mới trỗi dậy” từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc Apácthai?

Thời gian

Sự kiện

1960

1993

4 - 1994

5 - 1994

Xem đáp án » 19/04/2022 75