Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO

Câu hỏi:

23/07/2024 1,135

Phần I. Làm văn  (7,0 điểm)

Từ nội dung của phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước.

Trả lời:

verified Giải bởi qa.haylamdo.com

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

         Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.

 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: vai trò của khát vọng trong cuộc sống.

c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vai trò của khát vọng trong cuộc sống.. Có thể triển khai theo hướng sau:

- Khát vọng là mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp trong cuộc sống. Nó thôi thúc con người ta sống, nỗ lực để đạt đến điều đó. Khát vọng biểu tượng cho những gì lớn lao tốt đẹp mà con người ta hướng đến cho bản thân mình và cho cộng đồng.

- Vai trò của khát vọng:

+Khát vọng là biểu hiện mang tính tích cực của tâm lý, tốt đẹp của con người.

+ Khát vọng xuất phát từ những mong ước làm nên cuộc đời hạnh phúc, không chỉ cho bản thân người đó mà cho những người xung quanh.

+ Những con người có khát vọng luôn nhận thức mình là ai và có thể làm gì để giúp đỡ mọi người.

+ Những người có khát vọng sống có trái tim say mê, luôn sống hết mình và hơn ai hết họ nhận thức được lợi hại. Và trong thực tế cuộc sống họ luôn tỉnh táo tránh được những rủi ro không đáng có.

+Khát vọng mang đến cho người ta sự lạc quan nhất định và hướng đến những điều tốt đẹp nhất cho nhân loại.

+ Có những khát vọng lớn lao khó thực hiện đòi hỏi con người phải ý chí nỗ lực, bền bỉ và cố gắng mỗi ngày.

+ Người không có khát vọng, hoài bão cuộc sống sẽ trở nên tầm thường và tẻ nhạt.

         - Bài học:                        

         + Về nhận thức: phải hiểu giá trị của khát vọng trong cuộc sống;

         + Về hành động: tuổi trẻ phải biết sống đẹp, sống có ích, có ước mơ, lí tưởng, sống có hoài bão và quyết tâm để thực hiện những hoài hão cao đẹp ấy.

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

 

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Anh chị hãy nhận xét về tình cảm của nhà thơ đối với quê hương trong đoạn trich.

Xem đáp án » 21/04/2022 5,219

Câu 2:

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi chưa hè

Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng.

                                    (Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)

Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản.

Xem đáp án » 21/04/2022 2,860

Câu 3:

Tìm và phân tích hiệu quả của phép tu từ trong hai câu thơ sau:

Tâm hồn tôi là một buổi chưa hè

Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng.

Xem đáp án » 21/04/2022 2,241

Câu 4:

Chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ.

Xem đáp án » 21/04/2022 2,208

Câu 5:

Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn:

…Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.

            Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được ?

            Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” :

            - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…

            Tràng thở đánh phào một cái (…) Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:

            - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”.

Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...

(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2013,tr 28-29)

            Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, rút ra nhận xét tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân.

Xem đáp án » 21/04/2022 1,447

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »