“Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi.
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa” …
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr 110)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ trên. Từ tấm lòng của Tố Hữu với Việt Bắc, anh/ chị có suy nghĩ gì về tình yêu quê hương của thế hệ trẻ ngày nay.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Nỗi nhớ Việt Bắc của Tố Hữu.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu được tác giả, tác phẩm; giới thiệu nỗi nhớ Việt Bắc của Tố Hữu
* Nội dung:
+ Đoạn thơ là lời của người ra đi với người ở lại. Đoạn thơ đã tái hiện nỗi nhớ của người cán bộ cách mạng về cuộc sống, con người nơi chiến khu Việt Bắc. Nhớ về Việt Bắc là nhớ về cuộc sống thiếu thốn nhưng ấm áp tình người. Nhà thơ đã điễn tả thật xúc động sự đồng cam, cộng khổ, chia sẻ ngọt bùi của nhân dân đối cới cách mạng và kháng chiến đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ của tình quân dân thắm thiết một thời.
+ Đoạn thơ là nỗi nhớ của người cán bộ cách mạng về những con người Việt Bắc: nghèo nhưng ân tình, ân nghĩa, chịu thương, chịu khó. Đẹp nhất là hình ảnh người mẹ dân tộc hiện lên một cách chân thực, xúc động về nỗi vất vả nặng nhọc của người mẹ cách mạng, người mẹ kháng chiến vừa nuôi con khôn lớn thành người lại vừa hăng hái nhiệt tình tham gia cách mạng
+ Cuộc sống trong kháng chiến tuy có nhiều thiếu thốn nhưng vẫn tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan, tin tưởng. Đọng lại trong tâm trí của người ra đi là kỉ niệm về cuộc sống thanh bình.
+ Đoạn thơ khắc họa rõ nét vẻ đẹp tâm hồn, tính cách con người Việt Nam luôn sống gắn bó thủy chung, hết lòng yêu cách mạng, yêu quê hương đất nước.
* Nghệ thuật: Thể thơ lục bát đậm đà tính dân tộc; tứ thơ đối đáp “mình - ta” truyền thống mà hiện đại; giọng thơ tâm tình ngọt ngào, thương mến; hình ảnh thơ gần gũi, bình dị; các biện pháp tu từ: điệp từ, lặp cấu trúc ngữ pháp
|* Đánh giá: Nỗi nhớ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu mang nặng ân tình với người dân tộc vùng núi, nhớ về cuội nguồn cách mạng mang đậm tâm tình của người chiến sĩ dám hi sinh, xả thân vì đất nước.
* Liên hệ: Thế hệ trẻ vẫn giữ được truyền thống yêu quê hương, đất nước, tình cảm yêu quý những nét đẹp giản dị, đời thường của cuộc sống và con người quanh ta. Từ đó càng thêm tự hào, trân trọng và nỗ lực hết sức cống hiến cho quê hương, đất nước của thế hệ trẻ.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo:
Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
(Lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao ?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Dựa vào phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn phát biểu suy nghĩ của mình về lối sống của tuổi trẻ học đường ngày nay?