Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

23/07/2024 938

“Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Anh sao đầu súng bạn cùng mũ nan .

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá,  muôn tàn lửa bay .

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên .

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng .”

 ( Trích Việt Bắc, Tố Hữu)

Cảm nhận của anh/ chị về những kỉ niệm của cuộc kháng chiến oanh liệt trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét khúc hùng ca và tình ca của đoạn thơ.

 

Trả lời:

verified Giải bởi qa.haylamdo.com

  1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ ( có ý phụ)

          Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

        (Nếu cảm nhận đoạn thơ mà không làm rõ ý phụ phần nhận xét thì không tính điểm cấu trúc)

  1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

          Những kỉ niệm của cuộc kháng chiến oanh liệt trong đoạn thơ; khúc hùng ca và tình ca của đoạn thơ.

  1. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:

3.1.Mở bài: 0.25

– Giới thiệu Tố Hữu và bài thơ “Việt Bắc”.

+Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, là lá cờ đầu trong thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, đậm đà tính dân tộc. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Tố Hữu để lại nhiều tác phẩm có giá trị, tiêu biểu nhất là bài thơ “ Việt Bắc”.

– Nêu vấn đề cần nghị luận

+Việt Bắc là khúc tình ca về cách mạng, về kháng chiến mà cội nguồn sâu xa là tình yêu đất nước, niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thủy chung của dân tộc; đặc biệt đoạn thơ đã khắc họa được những kỉ niệm của cuộc kháng chiến oanh liệt và  khúc hùng ca, tình ca cách mạng đặc sắc.

3.2.Thân bài: 3.50

  1. Khái quát về bài thơ, đoạn thơ: 0.25 đ

- Về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, cảm hứng chung của tác phẩm: viết nhân một sự kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử:

+ Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết (tháng 7/1954), hòa bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng. Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra.

+ Tháng 10 - 1954, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc - thủ đô của cuộc kháng chiến - trở về Hà Nội. Trong cuộc chia tay giữa đồng bào Việt Bắc - ở lại với cán bộ kháng chiến - về xuôi, Tố Hữu đã xúc động viết bài thơ này.

- Đặc điểm cấu tứ tác phẩm

+Hình thức là đối thoại (cuộc chia tay giữa người dân với cán bộ kháng chiến) nhưng thực chất là lời độc thoại nội tâm của chủ thể trữ tình - nhân vật trữ tình (chủ thể trữ tình phân thân thành người về - kẻ ở để thể hiện cảm xúc, nỗi niềm của chính nhà thơ).

+Kết cấu chung của bài thơ Việt Bắc:

++ Phần đầu: những kỉ niệm về cuộc kháng chiến chống Pháp từ ngày đầu gian khổ đến khi thắng lợi vẻ vang, sự gắn bó nghĩa tình giữa nhân dân và cách mạng.

++ Phần hai: Sự gắn bó nghĩa tình của miền ngược và miền xuôi trong viễn cảnh đất nước hòa bình lập lại.

++ Phần ba: Lòng biết ơn của nhân dân đối với Đảng, với Bác Hồ.

- Vị trí, nội dung đoạn thơ: thuộc phần đầu của bài thơ, thể hiện những kỉ niệm của cuộc kháng chiến oanh liệt và sự gắn bó nghĩa tình giữa nhân dân và cách mạng.

 

  1. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn thơ: 2.5đ

- Về nội dung: (2.0đ)

+Hai câu đầu đoạn là nét tả khái quát. Bức tranh Việt Bắc hừng hực khí thế ra trận được tác giả thể hiện qua hình ảnh những con đường chiến dịch:

++ Những nhịp điệu “đêm đêm”, những âm thanh “rầm rập ... đất rung”, cùng phép so sánh “như là đất rung” đã gợi tả thật hào hùng âm vang của cuộc kháng chiến thần thánh cùng sức mạnh nhân nghĩa 4000 năm của dân tộc ta.

++Khí thế chiến đấu thần tốc của quân và dân ta đã làm rung chuyển đất trời, không một thế lực tàn bạo nào có thể ngăn cản được. Cả một dân tộc ào ào ra trận

+ Hai câu tiếp: hình ảnh bộ đội ra trận hiện lên vừa hiện thực, vừa hào hùng và lãng mạn:

++ Từ láy “điệp điệp trùng trùng” khắc họa được một đoàn quân đông đảo với bước đi mạnh mẽ như những đợt sóng dâng trào, hết đợt này đến đợt khác tưởng chừng như mãi không dứt.

++Trong những đêm dài hành quân trong đêm tối, ở đầu mũi súng của người lính ngời sáng “ánh sao ”, đó là ánh sao trên bầu trời trong đêm tối hay là một hình ảnh ẩn dụ, ánh sao của lí tưởng chỉ đường dẫn lối cho người chiến sĩ đánh đuổi kẻ thù bảo vệ nền độc lập, tự do cho Tổ quốc?

+ Hai câu tiếp:  Không chỉ có bộ đội ra trận mà nhân dân ta ở bất kì đâu cũng hăng hái góp sức mình vào cuộc kháng chiến. Cùng hành quân với bộ đội là những đoàn dân công phục vụ chiến đấu.

++Phép đảo ngữ và hai thanh trắc liên tiếp trong các cụm từ đỏ đuốc, nát đá đã đem đến những ấn tượng kì diệu về sự đồng đảo, về sức mạnh, niềm vui và ánh sáng. Những đoàn dân công tiếp vận, chuyển lương phục vụ chiến trường cùng bước đi trong đêm, những ánh đuốc soi đường đỏ rực nối tiếp nhau; dân công ào ạt tiến về phía trước, gió thổi những tàn lửa bay tạt lại phía sau như nối dài thêm dòng người - dòng ánh sáng tạo ra một cảnh tượng hùng tráng, tưng bừng, gợi không khí vui tươi, náo nức của ngày hội.

++Tố Hữu đã khéo léo chuyển thành ngữ “chân cứng đá mềm” thành “bước chân nát đá” nhằm khẳng định ý chí phi thường, sức mạnh to lớn của nhân dân ta trong kháng chiến.

+ Hai câu thơ tiếp theo khẳng định niềm lạc quan tin tưởng vững chắc vào ngày mai chiến thắng của dân tộc ta.

++Hai câu thơ nói đến hình ảnh những đoàn xe ra trận, đó là một thực tế hào hùng về sự phát triển và lớn mạnh của lực lượng kháng chiến, của quân đội ta tính đến thời điểm ấy. Bởi lẽ những năm đầu kháng chiến, lực lượng của chúng ta còn mỏng, vũ khí chỉ có gậy tầm vông, giáo mác, căn cứ địa của cuộc kháng chiến và vùng rừng núi Việt Bắc. Đến đây ta có một lực lượng hùng hậu với những binh đoàn chủ lực được trang bị vũ khí hiện đại, có pháo, có xe... tất cả đều xung trận với niềm tin tất thắng.

++Thực tế hào hùng ấy đã khiến cho nhà thơ có được cảm hứng mạnh mẽ để sáng tạo ra hình tượng thơ phơi phới niềm lạc quan, tin tưởng: “Đèn pha bật sáng như ngày mai lên ”.

Ánh đèn pha của ô tô kéo pháo soi sáng màn đêm dày đặc, soi đường cho các chiến sĩ nhưng đồng thời nó cũng mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Ánh sáng ấy sẽ xuyên thủng màn đêm đen để hướng tới tương lai tươi sáng hơn. Đây cũng là một dấu hiệu nữa về sự trưởng thành của quân đội ta, sự trưởng thành ấy là một nhân tố quan trọng quyết định sự thắng lợi.

+ Bốn câu cuối: Gian khổ, hi sinh rồi cũng được đền bù xứng đáng, những địa danh ghi dấu niềm vui cứ tuôn trào theo từng câu chữ, từng nhịp điệu đập rộn ràng của trái tim con người.

++Ở bốn câu thơ này, Tố Hữu đã gọi tên các địa danh “chiến thắng trăm miền” trên đất nước thân yêu: Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên, Đồng Tháp, An Khê, Đèo De, núi Hồng. Mỗi địa danh ghi lại một chiến công.

++Nhà thơ có cách nói rất hay, rất biến hóa để diễn tả niềm vui chiến thắng dồn dập, giòn giã: “vui về ... vui từ... vui lên”; không chỉ có một hai nơi rời rạc, lẻ tẻ mà là “trăm miền”, khắp mọi miền đất nước. Điệp từ “vui” như tiếng reo mừng chiến thắng cất lên trong lòng hàng triệu con người từ Bắc chí Nam.

- Về nghệ thuật: ( 0.5)

        + Sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát;

        + Giọng thơ sôi nổi, hào hùng;

        + Chọn lựa những hình ảnh, từ ngữ có sức gợi cảm;

        + Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ (điệp, so sánh, cường điệu, liệt kê,…).

  1. Nhận xét khúc hùng ca và tình ca của đoạn thơ. 0.75đ

 Khúc hùng ca là khúc ca hào hùng, ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà oanh liệt của dân tộc.Khúc tình ca là bài ca trữ tình dạt dào yêu thương, chan chứa ân tình của cái tôi trữ tình nhà thơ, của người kháng chiến,của nhân dân dành cho Đảng, cho đất nước, dân tộc, cho Bác Hồ kính yêu… Việt Bắc là bản hùng ca của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, phản ánh những ngày đầu kháng chiến đầy khó khăn, gian khổ, anh dũng và kết thúc bằng thắng lợi vẻ vang. Bức tranh Việt Bắc ra quân giữa một không gian núi rừng rộng lớn qua những hình ảnh nhân dân ta anh hùng: anh bộ đội, chị dân công… Hình ảnh, âm thanh hào hùng, sôi nổi dồn dập, náo nức. Lời thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca mang dáng vẻ của một sử thi hiện đại, khẳng định sức mạnh của một dân tộc. Những kì tích, những chiến công gắn với những địa danh, với tên đất, tên núi: Phủ Thông, Đèo Giàng, Điện Biên,…có được

bởi xuất phát từ lòng yêu nước, căm thù giặc, tình nghĩa thủy chung của con người kháng chiến; khối đại đoàn kết toàn dân, sự gắn bó của con người, thiên nhiên.Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp. Không chỉ vậy, tuy đề cập đến đề tài chiến tranh cách mạng nhưng bài thơ Việt Bắc nói chung, đoạn thơ nói riêng hướng cảm xúc đến nghĩa tình thuỷ chung cách mạng của con người Việt Nam trong kháng chiến, đó là một phẩm chất có ý nghĩa truyền thống của dân tộc. Bài thơ đã làm sống lại vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc, vẻ đẹp của cuộc sống chiến đấu gịan khổ nhưng ấm áp tình người, vẻ đẹp của lịch sử cách mạng Việt Nam một thời không quên.Tất cả khắc sâu trong nỗi nhớ của người cán bộ cách mạng về xuôi: thiên nhiên Việt Bắc vừa thực, vừa thơ mộng: có ánh sao, đầu súng,…người dân Việt Bắc bình dị, cần cù trong lao động, thủy chung, nghĩa tình của nhân dân với cán bộ cách mạng, là sự đồng cam cộng khổ, cùng chung niềm vui và gánh vác những nhiệm vụ nặng nề. Tất cả tạo nên phong cách thơ độc đáo của Tố Hữu, làm cho thơ ông trở nên gần gũi dễ học dễ thuộc đi vào lòng người.

3.3.Kết bài: 0.25

     - Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp của đoạn thơ trong bài Việt Bắc;

     - Nêu cảm nghĩ về hình ảnh Việt Bắc ra trận, lòng tự hào về quá khứ vẻ vang, hào hùng của dân tộc.

  1. Sáng tạo

            Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

  1. Chính tả, dùng từ, đặt câu

            Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung những dòng thơ sau:

            Sống phải biết còn bao người lận đận

Nên khổ sầu đừng khóc hận oán than

Chớ so bì người khó kẻ giàu sang

Không cần cù nào ai mang ban tặng

Xem đáp án » 21/04/2022 2,583

Câu 2:

Lời khuyên: . Hãy mỉm cười thay nước mắt ai ơi trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh chị.

 

Xem đáp án » 21/04/2022 1,464

Câu 3:

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Sống phải biết trân trọng từng phút giây

Bởi hững hờ trong chốc lát mà thôi

Sẽ để ta ân hận cả cuộc đời

Mọi hối tiếc, ân hận thời vô nghĩa

 

Sống phải biết quan tâm và san sẻ

Bỏ ngoài tai lời mai mỉa khinh thường

Mở tấm long cho nhận những tình thương

Và đứng lên kiên cường khi gục ngã

 

Sống phải biết còn bao người lận đận

Nên khổ sầu đừng khóc hận oán than

Chớ so bì người khó kẻ giàu sang

Không cần cù nào ai mang ban tặng

 

Sống phải biết để tâm hồn bình lặng

Được ấm no là may mắn hơn người

Hãy mỉm cười thay nước mắt ai ơi

Nghĩ giản đơn cho cuộc đời hương vị

(Nguồn: Tùng Trần 2019, 101 bài thơ hay về cuộc sống khuyên nhau sống tốt html)

Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản

Xem đáp án » 21/04/2022 1,234

Câu 4:

Nêu tác dụng của phép điệp trong đoạn trích.

Xem đáp án » 21/04/2022 1,219

Câu 5:

Phần II. Làm văn (7,0 đim)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sức mạnh tình thương của con người trong cuộc sống.

Xem đáp án » 21/04/2022 907

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »