Nhận xét của anh chị về hình ảnh người mẹ Việt Nam trong chiến tranh qua đoạn thơ: “Đất nước/ Của những người mẹ/ Mặc áo thay vai/ Hạt lúa củ khoai/ Bền bỉ nuôi con, nuôi chồng chiến đấu”.
Đoạn thơ: “Đất nước/ Của những người mẹ/ Mặc áo thay vai/ Hạt lúa củ khoai/ Bền bỉ nuôi con, nuôi chồng chiến đấu”:
- Người mẹ trong kháng chiến rất bình dị, cần cù, bền bỉ, chăm chỉ.
-Tần tảo, hi sinh, chịu mọi vất vả cực nhọc. Đó là người mẹ hi sinh hết thảy cho gia đình.
- Cao cả hơn, người mẹ ấy còn là một người mẹ anh hùng. Mẹ hi sinh những người thân yêu nhất của mình cho Tổ quốc.
.-> Mẹ là đại biểu cho người phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
(Thí sinh có thể trả lời theo cách khác mà phù hợp với nội dung đoạn trích vẫn được điểm tối đa)I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Đất nước
Của thơ ca
Của bốn mùa hoa nở
Đọc trang Kiều tưởng câu hát dân gian
Nghe xôn xao trong gió nội mây ngàn
Đất nước
Của những dòng sông
Gọi tên nghe mát rượi tâm hồn
Ngọt lịm những giọng hò xứ sở
Trong sáng như trời xanh, mượt mà như nhung lụa
Đất nước
Của những người mẹ
Mặc áo thay vai
Hạt lúa củ khoai
Bền bỉ nuoi con, nuôi chồng chiến đấu
Đất nước
Của những người con gái con trai
Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép
Xa nhau không hề rơi nước mắt
Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt.
(Nam Hà, Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi! Trường Sơn – Đường khát vọng, NXB Chính trị quốc gia, 2009)
Thực hiện các yêu cầu:
Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của sự cho đi trong cuộc sống.
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ấn tình thủy chung.
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008)
Phân tích đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tính dân tộc đậm đà trong phong cách thơ Tố Hữu.