Viết bài luận 200 chữ trình bày quan điểm của em về chủ đề: Cho đi và nhận lại.
Yêu cầu chuug:
- Nội dung:
+ Xác định đúng vấn đề nghị luận;
+ Thể hiện được quan điểm cá nhân, đảm bảo được tính nhân văn trong bài viết.
+ Triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ; sử dụng phù hợp các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- Hình thức:
+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận;
+ Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;
+ Lời văn có cá tính và cảm xúc;
+ Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:
Hệ thống ý |
Dẫn dắt |
- Nêu từ khóa: cho đi và nhận lại |
Giải thích |
- Cho đi là mình chia sẻ những điều mình có với người khác. - Nhận lại có hai cách hiểu: điều người khác tạo cho mình; điều mình nhận được từ chính hành động, lời nói hay suy nghĩ cho đi của mình. |
|
Phân tích |
- Cho đi và nhận lại có mối quan hệ như thế nào? + Cho đi và nhận lại là biểu hiện của giao tiếp xã hội. Cho đi tự nguyện và nhận lại với lòng biết ơn và trân trọng. + Nếu đã cho đi, bạn chắc chắn sẽ nhận lại một điều gì đó, có thể không từ người mình cho mà từ chính hành vi tốt đẹp của mình. - Vì sao nói khi cho đi cũng là đang nhận lại? + Vì khi cho đi một điều gì đó, mình đang nhận lại chính sự bồi dưỡng tâm hồn, cảm giác nhẹ nhàng khi đã giúp đỡ một ai đó. + Đôi khi, cho đi là cách chúng ta học buông bỏ một cách tự nguyện, sẽ bớt đi phần phụ thuộc vào những vật ngoại thân. |
|
Phản biện |
Có những người chỉ biết nhận mà không biết cho đi. + Người chỉ nhận sẽ dễ trở thành người ích kỷ. + Cần phải cân bằng giữa cho và nhận, đó cũng là quá trình rèn luyện bản thân. |
|
Liên hệ |
- Bài học/Liên hệ + Từ khóa. Cho đi và nhận lại đều khiến mình hạnh phúc. Hãy thử xem! |
Bài làm tham khảo:
Cho đi và nhận lại, như phép cộng và phép trừ, làm cho cuộc sống cân bằng, mang lại nhiều hơn sự sẻ chia, tình người và hạnh phúc. Như Tố Hữu từng viết: "Nếu là con chim, là chiếc lá/ Thì chim phải hót chiếc lá phải xanh/ Lẽ nào vay mà không trả/ Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình". Cho chính là trao đi, nhưng là trao một cách tự nguyện, từ tâm. Nhận là đón lấy sự giúp đỡ từ người khác bằng lòng trân trọng và hàm ơn. Có như vậy, cho và nhận mới trở thành nghĩa cử cao đẹp. Không ai chỉ luôn nhận, và chẳng ai chỉ luôn cho. Luôn là sự trao đổi lại qua giữa cho và nhận, bởi ai cũng nằm trong cộng đồng xã hội, đều bị chi phối, phụ thuộc lẫn nhau. Cho không khiến bạn nghèo đi, nhận không khiến bạn hèn kém. Cho là sự sẻ chia, là phép cộng của cảm xúc, bạn cho đi, bạn nhận về bao niềm biết ơn, bạn thấy mình có ích, bạn thấy mình đóng góp ít nhiều, và nó đem lại cho bạn sự hạnh phúc. Khi bạn khó khăn, hãy đừng ngần ngại nhận sự giúp đỡ, bởi người giúp là người mong muốn bạn vượt qua khó khăn, là người trân trọng bạn, yêu thương và quan tâm bạn, bạn nhận không chỉ sự giúp đỡ, mà còn nhận cả tấm lòng. Thế nhưng, cho và nhận hãy biết đúng lúc, đúng cách và đúng người bạn nhé. Không hiếm kẻ đã làm mất đi vẻ đẹp của hai từ cho và nhận. Cho để đánh bóng tên tuổi, hay vì mục đích cá nhân, còn nhận như sự biếng lười, ỉ lại... Những kiểu người như vậy, đừng ban bố cho họ hay hàm ơn họ. Văn minh là sống tử tế, mà trước hết cần phải biết cho và nhận văn minh.
Phân tích vẻ đẹp bức tranh tứ bình Việt Bắc – Tố Hữu. Từ đó, liên hệ với bức tranh thiên nhiên trong Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi, để làm rõ những tương đồng, khác biệt trong cách cảm nhận, trong nét vẽ của hai nhà thơ.
Đọc văn bản sau và làm theo các yêu cầu:
Tôi nhớ một nhà tâm lý học đã nói: Nếu bạn cảm thấy chán nản thì tốt nhất là giúp đỡ một ai đó. Tại sao? Vì giúp đỡ ai đó, bạn sẽ hướng tâm hồn ra bên ngoài và nhận được niềm vui. Có lần tôi đang ngồi trong một sân bay cho chuyến bay của mình. Vé của tôi là vé hạng nhất. Ở hàng này chỗ ngồi rộng hơn, thức ăn ngon hơn và các tiếp viên thì rất xinh. Và tôi lại được số ghế tốt nhất trong khoang máy bay, ghế số A1. Trước lúc máy bay cất cánh, tôi để ý đến một phụ nữ trẻ đeo theo nhiều túi xách tay và còn bế một em bé đang khóc nữa. Lương tâm tôi bảo: Này, làm gì đi chứ! tôi đấu tranh tư tưởng một lúc rồi cuối cùng đến bên cô ấy, đề nghị đổi chỗ ngồi. Tôi sẽ ngồi ghế hạng thường của cô ấy, còn cô sẽ ngồi chỗ ghế hạng nhất của tôi. Cô ấy rất ngạc nhiên, và trước lời thuyết phục của tôi, cô đồng ý.
Khi máy bay bay được vài tiếng, tôi đi lên dãy ghế hạng nhất. Vén tấm màn, tôi thấy đằng kia, trong chiếc ghê rộng rãi, hai mẹ con họ đang ngủ ngon lành. Quay trở lại chỗ ngồi nhỏ bẻ của mình, Tôi thấy trong lòng vui như thể vừa trúng số độc đắc. Và chuyến bay đó đối với tôi thật thú vị. Lòng tôi tự nhủ, muốn có nhiều niềm vui thì phải siêng năng làm những nghĩa cử như vậy. Việc cho đi không chỉ là giúp đỡ người khác mà còn làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn.
(Trích “Làm những việc tốt”, 7 thói quen của người thành đạt, dẫn theo http://gacsach.com)
Qua văn bản, tác giả bài viết khuyên nguời đọc điều gì?
Có ý kiến cho rằng: Xã hội càng văn minh, lòng người càng vô cảm, những nghĩa cử tử tế cứ ngày một ít đi. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao?
Giải thích ý hiểu của anh/chị về quan điểm: Việc cho đi không chỉ là giúp đỡ người khác mà còn làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn.