Cảm nhận về hành động nhân vật Mị chạy theo A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) và hành động theo Tràng của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) trong hai đoạn văn sau:
Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
- A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mi lại nói:
- Ở đây thì chết mất.
(Trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài)
Ăn xong thì cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:
- Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.
Hắn cười:
- Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.
Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật.
(Trích Vợ nhặt của Kim Lân)
• Yêu cầu chung:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ.
- Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
• Yêu cầu nội dung:
ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ - Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt - Dạng bài: phân tích, so sánh - Yêu cầu: Người viết phải làm rõ hai hành động tạo tính bước ngoặt của hai nhân vật, có cái nhìn đối sánh về hai hành động để từ đó hiểu được các giá trị nhân đạo mà nhà văn đã gửi gắm. |
|||
TIẾN TRÌNH BÀI LÀM |
|||
KIẾN THỨC |
HỆ THỐNG Ý |
PHÂN TÍCH CHI TIẾT |
ĐIỂM |
CHUNG |
Khái quát vài nét về tác giả - tác phẩm |
- Nhà văn Tô Hoài có sự nghiệp trải dài hơn bảy thập niên, khi ông ra đi, tưởng chừng như một ngôi sao rất sáng đã vụt tắt trên bầu trời văn học. Tô Hoài đi nhiều, trải nghiệm nhiều, với cảm quan hiện thực đầy tinh tế về cuộc sống đời thường cộng vốn hiểu biết giàu có về phong tục và đời viết không ngừng nghỉ đưa nhà văn Tô Hoài lên vị trí không thể nhầm lẫn, khó có thể thay thế. - Truyện Tây Bắc ra đời năm 1953 khơi mạch cho một dòng chảy sáng tác khác, mang lại nhiều thành công hơn cho ông. Núi rừng Tây Bắc từ đấy đã trở thành đề tài mà ông gắn bó lâu dài, nặng tình và nặng nghĩa. Vợ chồng A Phủ, một trong ba truyện in trong tập Truyện Tây Bắc, có thể nói là một tác phẩm thành công bậc nhất của nhà văn Tô Hoài khi Do One ông khơi ngòi vào mảnh đất văn chương các dân tộc miền núi. - Nhà văn Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam đương đại, là người đã viết những trang hay nhất về làng quê bằng cả lòng yêu thương, sự gắn bó và trái tim hết mực chân thành. Trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người của làng quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời thật thà, chất phác mà thông minh, hóm hỉnh. - Tác phẩm Vợ nhặt nằm trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư - được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lặp lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. |
0.5 |
TRỌNG TÂM |
Phân tích, cảm nhận lần lượt từng đối tượng |
1. Vợ chồng A phủ - Hành động Mị chạy theo A Phủ trước nhất chính là hành động Mị chạy khỏi những áp bức, đày đọa của đời mình. + Cuộc đời của Mị những ngày tháng ở Hồng Ngài gồm hai giai đoạn chính: trước khi làm dâu và sau khi làm dâu nhà thống lý Pá Tra. + Những ngày tháng làm nô lệ ở nơi địa ngục trần gian của một Mị tưởng chừng không lối thoát nhưng cuối cùng, chính sức sống tiềm tàng bên trong đã khiến Mị hành động: Hành động cắt dây thể hiện sự can đảm tuyệt đối. - Bên cạnh đó, hành động Mị chạy theo A Phủ còn là hành động Mị hiện thực hóa khát vọng tự do, đến với ánh sáng cách mạng. + Cắt dây cởi trói cho A Phủ, Mị đã từng nghĩ đến viễn cảnh phải thay thế mạng sống mình nhưng cuối cùng, vượt qua bóng ma thần quyền và sự áp chế của cường quyền, khi A Phủ chạy đi, Mị đứng lặng trong bóng tối, khoảnh khắc ấy, trong Mị trào lên niềm khao khát sống. Lúc này, cùng với nỗi sợ và lòng ham sống mãnh liệt, Mị vụt chạy theo A Phủ. + Bước chân Mị như đạp đổ thần quyền của bọn lãnh chúa phong kiến bao năm qua đè nặng lên Mị. Con ma đã bất lực không thể giam giữ được Mị nữa, Mị đã thành người tự do, chính Mị chứ không phải ai khác, tự quyết định vận mệnh cho cuộc đời mình. 2. Vợ nhặt - Thị là nhân vật không tên, cũng chẳng hề có quê quán, chẳng tài sản, không gia đình, cũng không có nghề nghiệp. Thị như người trôi dạt giữa cơn lũ của nạn đói. Thật tội nghiệp. - Cái đói biến người phụ nữ ấy với ngoại hình chẳng mấy ưa nhìn: “áo quần tả tơi như tổ đỉa”, “khuôn mặt lưỡi cày xám xịt” nổi bật với “hai con mắt trũng hoáy” - Bất chấp danh dự, sĩ diện: Cái đói không chỉ tàn hại dung nhan của thị mà còn tàn hại cả tính cách, nhân phẩm, điều đó được thể hiện từ lời nói đến hành động. Cái đói khiến thị quên cả việc phải giữ ý tứ, lòng tự trọng của người con gái. - Sẵn sàng theo Tràng về làm vợ: Trong cơn lũ của nạn đói, thị là người đang chết đuối, vớ được cái cọc là Tràng, thị đã bấu víu lấy, bám lấy để duy trì sự sống. - Thị bất chấp tất cả để được ăn, ăn để được tồn tại. Đó là ý thức bám lấy sự sống. Nhưng có lẽ bởi Thị cảm được cái chân thật, cái tốt bụng của anh Tràng, Tràng có lẽ là duyên phận, xuất hiện như chiếc phao cứu sinh với đời Thị. |
1.5 |
So sánh |
- Giống: Đều là những con người đáng thương, bị số phận đưa đẩy vào chốn đường cùng. Họ cũng hiện lên là những người phụ nữ đầy chủ động, không chấp nhận thực tại, bằng hành động mà thay đổi số phận mình. - Khác biệt: Hành động của Mị là hành động thuộc phần cuối đoạn trích, đó là hành động đấu tranh, vùng lên giải phóng cuộc đời mình. Còn với cô vợ nhặt, hành động đó là hành động mang tính khơi màn cho tác phẩm, để bao hệ quả sau đó được đẩy đưa đến, đó là hành động thể hiện khát khao sống, bám lấy sự sống mãnh liệt. |
0.5 |
|
|
Bàn luận |
- Khẳng định đề cao khát vọng sống, niềm hi vọng, niềm tin vào cuộc sống, đều mang tính phát hiện những vẻ đẹp của con người, những vẻ đẹp không thể bị bất cứ một thực cảnh phũ phàng nào có thể làm tiêu mất đi, trái lại lại càng toả sáng hơn. |
0.5 |
Bài làm mẫu:
Người phụ nữ là đề tài quen thuộc trong nền văn học Việt Nam, nhất là những phụ nữ phận nhỏ bé, chịu nhiều đắng cay, tủi nhục. Đặc biệt trong giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX, đề tài này đã được thể hiện khá đặc sắc qua nhiều nhân vật. Nổi trội hơn cả là hiện tượng Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của Kim Lân. Mỗi nhân vật đều mang mỗi hoàn cảnh, số phận đáng thương nhưng ở họ vẫn toát lên những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam. Những nhà văn này đã góp lên tiếng nói chung - tiếng nói nhân đạo đối với họ. Không những thể hiện sự quan tâm, thông cảm, đồng cảm với những số phận bất hạnh này mà những nhà văn còn trân trọng, ngợi ca những phẩm chất cao quý của người phụ nữ. Đặc biệt, hai nhà văn đều làm nên những ấn tượng song trùng trong độc giả, khi làm nên cảnh Mị chạy theo A Phủ, và cô Vợ nhặt theo Tràng về làm vợ.
Nhắc đến Tô Hoài là nhắc đến một nhà văn có sự nghiệp trải dài hơn bảy thập niên. Tô Hoài là bút danh, ông tên thật là Nguyễn Sen. Thời trẻ, ông kiếm sống bằng nhiều nghề, từ gia sư, thư ký cho tới bán hàng, làm chân kế toán cho một hiệu buồn... Đây chính là quãng thời gian ông bắt đầu khởi mạch cho vốn sống ngồn ngộn của mình tuôn trào trên những trang văn Tô Hoài đi nhiều, trải nghiệm nhiều, với cảm quan hiện thực đầy tinh tế về cuộc sống đời thường cộng vốn hiểu biết giàu có về phong tục và đời viết không ngừng nghỉ đưa nhà văn Tô Hoài lên vị trí không thể nhầm lẫn, khó có thể thay thế. Truyện Tây Bắc ra đời năm 1953 khơi mạch cho một dòng chảy sáng tác khác, mang lại nhiều thành công hơn cho ông. Núi rừng Tây Bắc từ đấy đã trở thành đề tài mà ông gắn bó lâu dài, nặng tình và nặng nghĩa. Vợ chồng A Phủ, một trong ba truyện in trong tập Truyện Tây Bắc, có thể nói là một tác phẩm thành công bậc nhất của nhà văn Tô Hoài khi ông khơi ngòi vào mảnh đất văn chương các dân tộc miền núi.
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, chi tiết Mị chạy theo A Phủ nằm phần cuối của đoạn trích, cũng là đoạn mở nút, cuộc đời nhân vật bước sang một trang khác. Hành động Mị chạy theo A Phủ trước nhất chính là hành động Mị chạy khỏi những áp bức, đày đọa của đời mình. và Cuộc đời của Mị những ngày tháng ở Hồng Ngài gồm hai giai đoạn chính: trước khi làm dâu và sau khi làm dâu nhà thống lý Pá Tra. Trước khi bị bắt về cái gia đình đã giết chết tuổi xuân của mình, Mị là một cô gái trẻ trung, xinh đẹp, tài năng, yêu lao động lại hiếu thảo với cha mẹ. Thế nhưng số phận bi kịch đã không buông tha cho Mị Mị bị bắt và trở thành con dâu gạt nợ. Mị bị bắt đem cúng “trình ma” nhà thống lý. Từ đó, đoạn đời vui vẻ của Mị đặt một dấu chấm kết thúc để bắt đầu thân phận của con người lao động mịt mờ không lối thoát. Cuộc đời A Phủ cũng như vậy, cũng là nạn nhân của cường quyền, thần quyền và chính sách cho vay nặng lãi của bọn chủ nô phong kiến miền núi.
Những ngày tháng làm nô lệ ở nơi địa ngục trần gian của một Mị tưởng chừng không lối thoát nhưng cuối cùng, chính sức sống tiềm tàng bên trong đã khiến Mị hành động. Quá khứ thì tươi đẹp. Hiện tại thì nhục nhã ê chề. Còn tương lai sẽ ra sao? Đêm tình mùa xuân đã khe khẽ nhen nhóm nhận thức bên trong Mị để đến đêm mùa đông, Mị quyết định cắt dây cởi trói của A Phủ. Chỉ vì để con hổ ăn mất bò mà chàng phải chịu cảnh trói đứng, gần như phải dùng mạng sống của mình thay thế. A Phủ bị bắt trói đứng ngoài sân nhiều đêm nhiều. Một cuộc vượt ngục âm thầm diễn ra, hai con người nô lệ giờ dìu dắt nhau để thoát khỏi cảnh tù đày.
Hành động cắt dây thể hiện sự can đảm tuyệt đối. Mị trân trọng giá trị con người, mạng sống con người. Lòng thương người tỉnh thức là cơ sở để Mị phát triển thành lòng thương mình, xót thương cho số phận đau thương mà bấy lâu nay nàng âm thầm chấp nhận. Mị sẽ chẳng còn phải chịu cảnh “thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa” hay bị A Sử “xách cả một tháng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà nữa”... Mị cũng sẽ chẳng còn phải vay mượn men rượu, vay mượn tiếng sáo để sống lại những ngày tự do trước nữa bởi phía trước nàng chính là cuộc đời mới, là con đường mới.
Bên cạnh đó, hành động Mị chạy theo A Phủ còn là hành động Mị hiện thực hóa khát vọng tự do, đến với ánh sáng cách mạng. Cắt dây cởi trói cho A Phủ, Mị đã từng nghĩ đến viễn cảnh phải thay thế mạng sống mình nhưng cuối cùng, vượt qua bóng ma thần quyền và sự áp chế của cường quyền, khi A Phủ chạy đi, Mị đứng lặng trong bóng tối, khoảnh khắc ấy, trong Mị trào lên niềm khao khát sống. Lúc này, cùng với nỗi sợ và lòng ham sống mãnh liệt, Mị vụt chạy theo A Phủ.
Bước chân Mị như đạp đổ thần quyền của bọn lãnh chúa phong kiến bao năm qua đè nặng lên Mị. Mị đã nói trong cơn gió thốc “A Phủ cho tôi đi! Ở đây thì chết mất”. Ta hãy nhớ lại Mị của trước kia, từng nhiều lần muốn tìm đến cái chết, thì giờ đây, Mị lại thèm được sống. Con ma đã bất lực không thể giam giữ được Mị nữa, Mị đã thành người tự do, chính Mị chứ không phải ai khác, tự quyết định vận mệnh cho cuộc đời mình. Họ dìu dắt nhau từ bóng đêm lầm than, từ áp bức của cường quyền và thần quyền để đến vùng đất Phiềng Sa - vùng đất hứa hẹn niềm tin, tự do và hạnh phúc.
Khi nói về Nhà văn Kim Lân, trong hình dung độc giả đó là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam đương đại, là người đã viết những trang hay nhất về làng quê bằng cả lòng yêu thương, sự gắn bó và trái tim hết mực chân thành. Ngòi bút Kim Lân sâu lắng, cẩn trọng, tỉ mẩn, viết chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ – những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng. Trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người của làng quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời; thật thà, chất phác mà thông minh, hóm hỉnh. Vợ nhặt nằm trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lặp lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.
Chi tiết cô vợ nhặt theo không Tràng về làm dâu, làm vợ của một anh xóm ngụ cư giữa nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu nằm ngay đầu tác phẩm, như một nút thắt làm bung nở những mâu thuẫn, những đối nghịch, những trạng huống dở khóc, dở cười.
Thị là nhân vật không tên, cũng chẳng hề có quê quán, chẳng tài sản, không gia đình, cũng không có nghề nghiệp. Thị như người trôi dạt giữa cơn lũ của nạn đói. Thật tội nghiệp. Cái đói biến người phụ nữ ấy với ngoại hình chẳng mấy ưa nhìn: “áo quần tả tơi như tổ đỉa”, “khuôn mặt lưỡi cày xám xịt” nổi bật với “hai con mắt trũng hoáy”. Cái đói không chỉ tàn hại dung nhan của thị mà còn tàn hại cả tính cách, nhân phẩm, điều đó được thể hiện từ lời nói đến hành động. Trước hết là trong lời nói, vì đói mà thị trở nên “chao chát”, “chỏng lỏn”, “chua ngoa, đanh đá”. Thị “cong cớn”, “sưng sỉa” khi giao tiếp, nói chuyện. Cái đói khiến thị quên cả việc phải giữ ý tứ, lòng tự trọng của người con gái được cho ăn, thị sẵn sàng “sà xuống cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”. Thị đã đặt sự tồn tại của mình, đặt miếng ăn lên trên nhân cách.
Trong cơn lũ của nạn đói, thị là người đang chết đuối, vớ được cái cọc là Tràng, thị đã bấu víu lấy, bám lấy để duy trì sự sống. Thân phận người vợ thật rẻ rúng bởi chỉ bằng bốn bát bánh đúc, một câu nói đùa, hai hào dầu... để làm vợ người ta. Thị bất chấp tất cả để được ăn, ăn để được tồn tại. Đó là ý thức bám lấy sự sống. Khi anh cu Tràng hay đùa, lại đùa “có muốn theo tớ về nhà thì ra khuân đồ lên xe rồi ta cùng về”. Thì người đàn bà kia lại im lặng sau câu đùa của Tràng. Nói đúng hơn là thị đồng ý, đồng ý mà không hề do dự, phân vân. Nhưng có lẽ bởi Thị cảm được cái chân thật, cái tốt bụng của anh Tràng, Tràng có lẽ là duyên phận, xuất hiện như chiếc phao cứu sinh với đời Thị. Cho nên hành động theo Tràng của thị, một mặt xuất phát từ nhu cầu bám lấy sự sống, từ lòng khao khát được sống. Nhưng ta còn thấy trong đó, một mong muốn tựa nương, một bến bờ sau những trôi dạt của số phận.
Đều là những con người đáng thương, bị số phận đưa đẩy vào chốn đường cùng. Mị và người vợ nhặt cùng hiện lên là những người phụ nữ đầy chủ động, không chấp nhận thực tại, bằng hành động mà thay đổi số phận mình. Tuy nhiên, hai nhân vật cũng có những điểm khác biệt, hành động của Mị là hành động thuộc phần cuối đoạn trích, đó là hành động đấu tranh, vùng lên giải phóng cuộc đời mình. Còn với cô vợ nhặt, hành động đó là hành động mang tính khơi màn cho tác phẩm, để bao hệ quả sau đó được đẩy đưa đến, đó là hành động thể hiện khát khao sống, bám lấy sự sống mãnh liệt.
Nếu như trước cách mạng, các nhân vật thường rơi vào bế tắc, vào bi kịch thì sau cách mạng, họ đến được với sự giải phóng, với ánh sáng tự do. Ta thấy cái kết của nhân vật Chí Phèo hay chị Dậu hoàn toàn đối lập với cái kết của Mị, của A Phủ, Vợ nhặt, Tràng,...Thông qua hai tác phẩm, các tác giả đã khẳng định đề cao khát vọng sống, niềm hi vọng, niềm tin vào cuộc sống, đều mang tính phát hiện những vẻ đẹp của con người, những vẻ đẹp không thể bị bất cứ một thực cảnh phũ phàng nào có thể làm tiêu mất đi, trái lại lại càng toả sáng hơn.
Có thể nói, nhân vật Mị và người vợ nhặt là hai nhân vật điển hình, tiêu biểu cho những kiếp người cùng khổ, bị cuộc sống đày đọa, làm cho đổi thay. Thế nhưng, bên trong tâm hồn lúc nào cũng tiềm ẩn một nội lực sinh tồn, một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Có lúc nó chìm lắng xuống và hiện thực quá khắc nghiệt, tàn nhẫn. Thế nhưng, chỉ cần có cơ hội là nó mạnh mẽ trỗi dậy chiến thắng tất cả, đưa nhân vật đi lên, tìm về với sự sống đúng nghĩa. Qua hai nhân vật, Kim Lân và Tô Hoài đã có những cống hiến lớn trong phát hiện và ngợi ca vẻ đẹp của cuộc sống, tạo động lực thúc đẩy con người không bao giờ dầu hàng trước số phận và nghịch cảnh. Phải chăng, đó cũng là tiếng nói của cách mạng, của chủ nghĩa nhân đạo đã tồn tại mấy nghìn năm qua của dân tộc ta.
Theo anh/chị, người phụ nữ hiện đại nên được nhận những lời khen như thế nào?
Chỉ ra phép liên kết phổ biến nhất được sử dụng trong đoạn trích?
Đọc văn bản:
[...] Bạn ạ, bạn phải coi chừng những lời khen.
Đôi khi họ khen mình là nữ tính để họ dễ bề thôn tính cả không gian và âm thanh, khi bạn thu mình lại và ăn nói nhỏ nhẹ trước họ. Khen bạn dịu dàng là để bạn không bộc lộ trí thông minh hơn họ: Không cãi lại họ và họ dễ dàng áp đặt.
Họ khen bạn là phái đẹp để bạn đừng làm hơn những gì của một bông hoa.
Họ khen bạn là hoa để họ làm ong làm bướm, đậu rồi lại bay. Họ khen bạn là hoa để bạn làm vai trò trang trí, để bạn không ở địa vị cao, không nhận nhiều lượng của họ. Và đôi khi, cao hứng lên, họ còn trịch thượng phán xét bạn là hữu sắc vô hương nếu bạn lỡ không hơn một vật trang trí.
Họ khen vợ họ là bà nội tướng giỏi để họ yên tâm một mình tung hoành nơi biên ngoại với trí thức, sự nghiệp, khoa bảng, quan trường, nhà trò con hát...
Thế đấy! Đừng sung sướng với những lời khen để biến mình thành người khác. Mỗi bạn gái đã là một kho tàng của chính mình. Mỗi người chỉ cần là một nốt nhạc cũng đủ làm cho giai điệu cuộc sống rực rỡ âm thanh. Có những lời khen chứa đựng một phần xấu xí. Hỡi một nửa nhân loại, hãy cảnh giác với lời khen!
(Những lời khen chứa một phần xấu xí, Đoàn Công Lê Huy,
dẫn theo https://homnayvangaymai.wordpress.com)
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Vì sao tác giả lại khuyên bạn gái phải “coi chừng những lời khen”? Điều đó có hợp lí không?