Trong bài, người ta dự trữ rơm để làm mấy việc? (1 điểm). Đó là những việc:
A. Năm việc
Chọn đáp án D.
Người ta dự trữ rơm để: nhóm bếp, nấu bếp, lót ổ cho vịt đẻ, để rải lên các liếp rau cải, để nuôi trâu bò những ngày nắng nóng, để làm nấm, trộn với bùn để làm vách nhà, đánh rơm thành con cúi quay quanh chân bồ lúa để chống chuột.
Đọc thầm và trả lời câu hỏi. (6 điểm)
Cây rơm quê nhà
Ngày trước, ở nông thôn miền Tây hầu như nhà nào cũng có một cây rơm trước sân. Lúa chín, gặt xong, người ta dùng xuồng, xe trâu, xe bò, thậm chí gánh mang từ đồng về nhà. Lúa được chất trên những tấm đệm cói rồi dùng trâu bò để đạp. Những tiếng rào rào lẫn trong tiếng cười nói, tiếng “ví thá” cứ đều đều ngân lên.
Sau này, người ta thay trâu bò bằng máy suốt. Tiếng “ví thá” được thay bằng tiếng máy nổ ầm ầm, át cả tiếng cười nói. Lúa rơi rào rào. Rơm bắn ra tứ phía. Mùi thơm nồng của rơm rạ, của lúa mới phảng phất... Rơm tuôn ra từ máy suốt mềm hơn rơm do trâu bò đạp nhưn vẫn mang màu vàng óng.
Người ta trữ rơm để làm nhiều việc. Thông dụng nhất là để nhóm bếp, thậm chí để nấu thay củi. Nhiều vùng nông thôn đất chật người đông, ngày trước chỉ dùng củi mà củi hiếm thì phải quét lá cây, để dành rơm nấu bếp. Rơm rất dễ cháy, chỉ cực là phải ngồi canh liên tục. Rơm còn để lót ổ cho vịt đẻ, để rải lên các liếp rau cải... Nhà nào có nuôi trâu bò thì để dành cho chúng ăn trong những tháng nắng. Người ta cũng dùng rơm để làm nấm, để trộn với bùn làm vách nhà hay đánh rơm thành con cúi quay quanh chân bổ lúa để chống chuột.
Bây giờ, hình ảnh cây rơm đã thay đổi nhiều và không còn mang tính biểu tượng của vùng lúa nữa. Rơm được đốt tại đồng hoặc được bán ngay cho những người làm nấm, người nuôi trâu bò, chứ chẳng còn mấy người chất thành cây trước nhà như trước. Tiêu chí để đánh giá sự bội thu hay sung túc đã khác, những cây rơm chỉ còn là hoài niệm trong những bức ảnh, câu thơ, lời văn hay trong những ký ức vụt về.
(Ngô Đồng Vũ)
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Em hiểu và hình dung “cây rơm” trước sân mỗi nhà là như thế nào? (0,5 điểm)
Tiêu chí đánh giá sự bội thu hay sung túc của vùng quê lúa là gì? (0,5 điểm)
Em hãy gạch chân vào từ mang nghĩa chuyển trong nhóm từ sau: (1 điểm)
a) Lá bàng, lá cờ, lá thư.
b) Quả dừa, quả đất, quả tim.
Em hãy đặt hai câu với từ “kính” để phân biệt từ đồng âm: (1 điểm)
Em hãy gạch chân vào từ không thuộc nhóm và nêu nội dung của mỗi nhóm từ?(1 điểm)
a) Hoà bình, hoà giải, hoà thuận, hoà hợp, hoà tan.
b) Công nhân, nông dân, sáng tác, quân nhân, trí thức.
Đất cà mau - “Từ đầu đến ... trong lòng đất.”– Trang 89 – SGK Tiếng Việt 5 (T1)
Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
Em hãy tả cảnh một con sống ở địa phương em.
Dàn ý chi tiết:
a) Mở bài: Giới thiệu bao quát về địa điểm, vị trí, những kỉ niệm của em và dòng sông.
b) Thân bài:
- Buổi sớm: Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa. Dòng sông trong xanh như ngọc bích long lanh. Những con đò, thuyền câu xuôi ngược, dọc ngang rộn ràng. Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông. Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao. Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát đón chào ngày mới. Đã có lần tôi thấy con cá lóc to dẫn đàn rồng rồng đi tìm mồi.
- Buổi trưa: Một nhóm trẻ ra sông vùng vẫy, cười vui vẻ. Vài đứa con trai bơi lội khéo léo như những chú cá heo. Dòng sông như dang vòng tay ôm tất cả vào lòng. Bây giờ, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.
- Buổi chiều: Mặt trời đỏ ối chiếu ánh nắng xuống mặt sông. Chiều êm ả, dòng sông dịu dàng kì lạ. Gió thổi mang theo hơi nước mát lạnh. Nhiều người ra bờ sông hóng mát, ngắm dòng sông quê hương. Tiếng gà chiều xôn xao xóa đi sự yên tĩnh của dòng sông.
c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ và tình cảm của em dành cho dòng sông.
Một chuyên gia máy xúc - “Từ đầu đến ... nét giản dị, thân mật.” Trang 45 - SGK Tiếng Việt 5 (T1)
Anh Thủy gặp anh A-lếch-xây ở đâu?