Thứ bảy, 04/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt Đề kiểm tra giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án

Đề kiểm tra giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án

Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt có đáp án ( Đề 3)

  • 1226 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Đất cà mau - “Từ đầu đến ... trong lòng đất.”– Trang 89 – SGK Tiếng Việt 5 (T1)

Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?

Xem đáp án

Mưa ở Cà Mau đến rồi đi bất ngờ: sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà.  Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.


Câu 3:

Đọc thầm và trả lời câu hỏi. (6 điểm)

Cây rơm quê nhà

Ngày trước, ở nông thôn miền Tây hầu như nhà nào cũng có một cây rơm trước sân. Lúa chín, gặt xong, người ta dùng xuồng, xe trâu, xe bò, thậm chí gánh mang từ đồng về nhà. Lúa được chất trên những tấm đệm cói rồi dùng trâu bò để đạp. Những tiếng rào rào lẫn trong tiếng cười nói, tiếng “ví thá” cứ đều đều ngân lên.

Sau này, người ta thay trâu bò bằng máy suốt. Tiếng “ví thá” được thay bằng tiếng máy nổ ầm ầm, át cả tiếng cười nói. Lúa rơi rào rào. Rơm bắn ra tứ phía. Mùi thơm nồng của rơm rạ, của lúa mới phảng phất... Rơm tuôn ra từ máy suốt mềm hơn rơm do trâu bò đạp nhưn vẫn mang màu vàng óng.

Người ta trữ rơm để làm nhiều việc. Thông dụng nhất là để nhóm bếp, thậm chí để nấu thay củi. Nhiều vùng nông thôn đất chật người đông, ngày trước chỉ dùng củi mà củi hiếm thì phải quét lá cây, để dành rơm nấu bếp. Rơm rất dễ cháy, chỉ cực là phải ngồi canh liên tục. Rơm còn để lót ổ cho vịt đẻ, để rải lên các liếp rau cải... Nhà nào có nuôi trâu bò thì để dành cho chúng ăn trong những tháng nắng. Người ta cũng dùng rơm để làm nấm, để trộn với bùn làm vách nhà hay đánh rơm thành con cúi quay quanh chân bổ lúa để chống chuột.

Bây giờ, hình ảnh cây rơm đã thay đổi nhiều và không còn mang tính biểu tượng của vùng lúa nữa. Rơm được đốt tại đồng hoặc được bán ngay cho những người làm nấm, người nuôi trâu bò, chứ chẳng còn mấy người chất thành cây trước nhà như trước. Tiêu chí để đánh giá sự bội thu hay sung túc đã khác, những cây rơm chỉ còn là hoài niệm trong những bức ảnh, câu thơ, lời văn hay trong những ký ức vụt về.

(Ngô Đồng Vũ)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Em hiểu và hình dung “cây rơm” trước sân mỗi nhà là như thế nào? (0,5 điểm)

Xem đáp án

Chọn đáp án C.


Câu 4:

Trong bài, người ta dự trữ rơm để làm mấy việc? (1 điểm). Đó là những việc:

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Người ta dự trữ rơm để: nhóm bếp, nấu bếp, lót ổ cho vịt đẻ, để rải lên các liếp rau cải, để nuôi trâu bò những ngày nắng nóng, để làm nấm, trộn với bùn để làm vách nhà, đánh rơm thành con cúi quay quanh chân bồ lúa để chống chuột.


Câu 5:

Trong bài, tác giả nêu biểu tượng của vùng lúa là gì? (0,5 điểm)

Xem đáp án

Chọn đáp án A.


Câu 6:

Tiêu chí đánh giá sự bội thu hay sung túc của vùng quê lúa là gì? (0,5 điểm)

Xem đáp án

Chọn đáp án B.


Câu 7:

Em hãy gạch chân vào từ không thuộc nhóm và nêu nội dung của mỗi nhóm từ?(1 điểm)

a) Hoà bình, hoà giải, hoà thuận, hoà hợp, hoà tan.

b) Công nhân, nông dân, sáng tác, quân nhân, trí thức.

Xem đáp án

a) Hoà bình, hoà giải, hoà thuận, hoà hợp, hoà tan.

Từ hoà tan mang ý nghĩa trộn lẫn vào.

Các từ còn lại chỉ trạng thái không có chiến tranh, yên ổn.

b) Công nhân, nông dân, sáng tác, quân nhân, trí thức.

Từ sáng tác mang ý nghĩa viết ra một tác phẩm văn học, nghệ thuật.

Các từ còn lại chỉ tầng lớp nhân dân.


Câu 8:

Em hãy đặt hai câu với từ “kính” để phân biệt từ đồng âm: (1 điểm)

Xem đáp án

Mẹ bảo em ra chợ mua một gói đường kính.

Em luôn kính trọng ông bà, cha mẹ.


Câu 9:

Em hãy gạch chân vào ba đại từ có trong bài đọc? (0,5 điểm)

Xem đáp án

Ba đại từ có trong bài đọc là: người ta, người, chúng.


Câu 11:

Em hãy tả cảnh một con sống ở địa phương em.

Dàn ý chi tiết:

a) Mở bài: Giới thiệu bao quát về địa điểm, vị trí, những kỉ niệm của em và dòng sông.

b) Thân bài:

 - Buổi sớm: Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa. Dòng sông trong xanh như ngọc bích long lanh. Những con đò, thuyền câu xuôi ngược, dọc ngang rộn ràng. Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông. Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao. Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát đón chào ngày mới. Đã có lần tôi thấy con cá lóc to dẫn đàn rồng rồng đi tìm mồi.

- Buổi trưa: Một nhóm trẻ ra sông vùng vẫy, cười vui vẻ. Vài đứa con trai bơi lội khéo léo như những chú cá heo. Dòng sông như dang vòng tay ôm tất cả vào lòng. Bây giờ, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.

- Buổi chiều: Mặt trời đỏ ối chiếu ánh nắng xuống mặt sông. Chiều êm ả, dòng sông dịu dàng kì lạ. Gió thổi mang theo hơi nước mát lạnh. Nhiều người ra bờ sông hóng mát, ngắm dòng sông quê hương. Tiếng gà chiều xôn xao xóa đi sự yên tĩnh của dòng sông.

c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ và tình cảm của em dành cho dòng sông.

Xem đáp án

Trên đất nước Việt Nam có biết bao nhiêu dòng sông đẹp như sông Đồng Nai, sông Mã,.. nhưng dòng sông Hồng là nơi có nhiều cảnh đẹp gắn liền với đời sống người Hà Nội.

Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông như một dải lụa đào mềm mại vắt ngang qua những xóm làng. Viền theo hai bên bờ sông là những bãi mía, ruộng ngô, vườn cây ăn quả xanh ngút tầm mắt. Khi chim én ríu rít gọi xuân về, dòng sông quê tôi như trào dâng sức sống tuổi thanh xuân. Buổi sớm, mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng sương trong một vẻ yên tĩnh lạ thường. Cây cối hai bên bờ sông im lìm như còn đang chìm vào giấc ngủ. Các dãy thuyền chài sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm để chuẩn bị ra khơi đánh cá. Đâu đây đã có người đi bộ, thể dục chuẩn bị đón ngày mới. Nắng lên, những tia sáng mặt trời chiếu xuống dòng sông đỏ đậm phù sa làm mặt nước lấp lánh hồng tươi trong nắng sớm. Xuôi theo dòng nước chảy, tiếng người í ới, tiếng mái trèo khua nước nhộn nhịp. Mọi người trên bờ, dưới sông đều bắt đầu hoạt động. Chiếc cầu cong cong nối liền hai bên bờ sông hối hả người qua lại.

Buổi chiều, khi mặt trời khuất dần, dòng sông đỏ lựng rồi tím dần, cảnh vật hai bờ sông sẫm lại. Khi hoàng hôn xuống, dân chài lưới đã trở về sau một ngày đánh cá, tiếng sóng ì oạp vỗ mạn thuyền, tiếng gọi nhau í ới, tiếng trẻ con vui đùa hòa lẫn vào ánh đèn mờ ảo dưới sông cũng là lúc trên cầu nhộn nhịp người đi dạo. Mọi người dừng lại ngắm cảnh trên chiếc cầu Long Biên cổ kính hàng trăm năm. Họ thả hồn mình trên dòng sông mênh mông với làn gió nhẹ thoang thoảng. Dòng sông hiền hòa như đang dang tay ôm tất cả vào lòng. Cảnh sông Hồng thật yên bình, thơ mộng và lãng mạn làm sao. Những đêm trăng sáng, mặt sông lấp loáng ánh vàng. Nước sông thẫm lại in rõ cả vầng trăng tròn và muôn ngàn vì sao lung linh.

Em rất yêu dòng sông Hồng vì dòng sông đã góp phần làm nên thành phố Hà Nội thêm tươi đẹp, trù phú.

 

 

 

 

 

 

 


Bắt đầu thi ngay