Dòng nào dưới đây gồm 5 từ ngữ tả vành khuyên chăm chú tìm bắt sâu? (0,5 điểm)
A. Đậu nhẹ, nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, há mỏ.
B. Nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy, há mỏ.
C. Đậu nhẹ, nghiêng mắt, cắm cúi, hí hoáy, há mỏ.
Chọn đáp án D.
Viết lại câu văn “Tiếng chim lích chích trên cành.” trong đó có sử dụng trạng ngữ và phép nhân hóa. Sau đó xác định các thành phần của câu? (1 điểm)
Thay thế từ dùng sai (in nghiêng) bằng từ đồng nghĩa thích hợp: (0,5 điể
Quê em có dòng sông lượn lờ chảy qua. Những ngày hè oi ả, em thỏa sức bơi lội tung tăng trong dòng nước mát ngọt.
Chim vành khuyên và cây bằng lăng
Đàn chim vành khuyến bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vẹt đậu xuống hàng cây bằng lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống nghỉ chân? Tiếng chim lích chích trên cành. Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu.
À, thế ra những con vành khuyên kia đến cây bằng lăng cũng có công việc. Con chim vành khuyên, chân đậu nhẹ chẳng rụng một giọt nước mưa đã bám thành hàng dưới cành. Vành khuyên nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy. Cái mỏ như xát mặt vỏ cây. Đôi mắt khuyên vòng trắng long lanh. Đôi chân thoăn thoắt. Vành khuyên lách mỏ vào tìm bắt sâu trong từng khe vỏ rách lướp tướp. Những con chim ríu rít chuyền lên chuyển xuống. Mỗi lần móc được con sâu lại há mỏ lên rồi nhún chân hót. Như báo tin bắt được rồi... bắt được rồi... Như hỏi cây: Đỡ đau chưa? Khỏi đau chưa? Có gì đâu, nếu chúng em giúp cho cây khỏi ghẻ rồi chóng lớn, chóng có bóng lá thì cây che cho chúng em bay xa có chỗ nghỉ chân, tránh nắng. Ta giúp đỡ nhau đấy thôi. Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã. Cây bằng lăng khóc vì cảm động.
Đàn vành khuyên đường tìm sâu ở cành, ở lộc cây, ở những chiếc lá còn lại. Rõ ràng nghe được tiếng chim. Vành khuyên trò chuyện, vành khuyên reo mừng, vành khuyên thủ thỉ. Vành khuyên hát cho cây bằng lăng nghe.
Lúc sau, đàn vành khuyên bay lên. Như bác sĩ khám bệnh, cho thuốc tiêm và thuốc uống rồi. Chỉ trông thấy làn mưa bụi phơi phới. Nhưng vẫn nghe tiếng vành khuyên ríu rít:
- Chúng em đi nhé! Chúng em đi nhé! Các bạn bằng lăng chóng tươi lên, xanh tươi lên !...
(Theo Tô Hoài)
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Bài văn tả cảnh đàn chim vành khuyên đi làm vào mùa nào? (0,5 điểm)Em hãy gạch một gạch vào hai câu văn có sử dụng quan hệ từ (khoanh tròn vào quan hệ từ đó), và gạch hai gạch vào hai đại từ có trong bài? (1 điểm)
Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa sâu sắc của bài văn? (0,5 điểm)
Chi tiết cây bằng lăng “khóc” giúp em hiểu được điều gì? (0,5 điểm)
Chuỗi ngọc lam – “Từ Cửa lại mở đến ... đó bắt đầu đổ.” Trang 134 – SGK Tiếng Việt 5 (T1)
Chị của cô bé tìm gặp Pi-e để làm gì?
Em hãy tả mẹ em lúc mẹ đang nấu cơm trong bếp.
Gợi ý:
a) Mở bài: Giới thiệu mẹ em khi đang nấu cơm trong bếp.
b) Thân bài:
- Giới thiệu mẹ em: Mẹ em bao nhiêu tuổi? Dáng người, khuôn mặt, tóc, da, mắt, mũi, môi, răng của mẹ có đặc điểm như thế nào? Tính cách, giọng nói, phong cách ăn mặc của mẹ như thế nào? Mẹ có sở thích là nấu ăn nên cả nhà lúc nào cũng được ăn món ngon.
- Miêu tả khi mẹ nấu ăn: Mẹ đi chợ sớm để mua được sườn tươi ngon về. Ngoài ra mẹ mua thêm cà chua, hành lá, ...nên món ăn rất ngon, và là món khoái khẩu của em. Đầu tiên mẹ chặt nhỏ miếng sườn rồi rửa sạch cho vào luộc qua. Sau đó mẹ lấy chiếc chảo rồi đổ một chút dầu vào, cho cà chua và hành nếm thêm chút mắm, đường và chút cay của ớt để tạo sốt. Sau khi sốt quyện và mịn, mẹ cho sườn vào đảo nhẹ để lửa cháy nhỏ đủ thời gian để sốt thấm vào sườn. Mẹ lấy chiếc đĩa, đổ món ăn ra đĩa trang trí trông rất hấp dẫn. Thế là món sườn xào chua ngọt đã được hoàn thành. Sau khi nấu xong mẹ dọn dẹp bếp sạch sẽ như chưa hề vào bếp nấu.
c) Kết bài: Tình cảm, cảm nghĩ của em khi nhìn mẹ nấu ăn và sau khi ăn xong món mẹ nấu.