Một người thả 420 g chì ở nhiệt độ 100oC vào 260 g nước ở nhiệt độ 58oC làm cho nước nóng lên tới 60oC. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K và bỏ qua sự hao phí nhiệt ra môi trường bên ngoài. Hãy tính:
a) Nhiệt độ của chì khi có cân bằng nhiệt?
b) Nhiệt lượng nước đã thu vào?
c) Nhiệt dung riêng của chì?a) Sau khi thả miếng chì ở 100oC vào nước ở 58oC làm nước nóng lên đến 60oC thì 60oC chính là nhiệt độ cân bằng của hệ hai chất đã cho. Đây cũng chính là nhiệt độ của chì sau khi đã xảy ra cân bằng nhiệt.
b) Nhiệt lượng của nước đã thu vào để tăng nhiệt độ từ 58oC đến 60oC là:
Q2 = m2.c2.(t0 – t2) = 0,26.4200.(60 – 58) = 2184 J
c) Nhiệt lượng của chì đã toả ra khi hạ nhiệt độ từ 100oC xuống 60oC là:
Q1 = m1.c1.(t1 – t0) = 0,42.c1.(100 – 60) = 16,8.c1
Theo phương trình cân bằng nhiệt: Q1 = Q2
Trên một xe chở hàng có ghi 3000 W. Người ta sử dụng xe để chở một khúc gỗ nặng 340 kg trên quãng đường 100 m.
a) Chỉ số 3000 W trên máy kéo có ý nghĩa gì?
b) Xe chở khúc gỗ trên quãng đường đó hết bao lâu?