(1) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm. (2) Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. (3) Ông kiểm điểm từng người trong óc. (4) Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. (5) Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy!
(Làng, Kim Lân, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Văn bản trên được sáng tác trong thời kỳ nào?
A.Kháng chiến chống Pháp
B.Kháng chiến chống Mỹ
C.Khi đất nước vừa hòa bình
D.Khi đất nước trong thời kỳ phong kiến
Đoạn trích trên được sáng tác trong kháng chiến chống Pháp (1948).
Đáp án cần chọn là: A
Có người hỏi:
- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên cứ vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!
Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…
(Làng, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Hôm nay may quá, vớ được một anh dân quân đọc rất to, dõng dạc, rành rọt, từng tiếng một. Cơ chừng anh ta cũng mới học, đánh vần được chữ nào anh ta đọc to luôn chữ ấy. Ông lão nghe chẳng sót một câu nào. Bao nhiêu là tin hay. Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kỳ lên Tháp Rùa. "Đấy, cứ kêu chúng nó là trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?". Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng. Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người đi mua hàng đã bắt sống một tên qua hai bốt Thao ngay giữa chợ. “Khiếp thật, tinh những người giỏi cả". Lại còn bao nhiêu tin đột kích nữa, chỗ này giết được năm Pháp với hai Việt gian; chỗ kia phá đổ một xe tăng và một xe díp. “Cứ thế chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm". Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Trong hai lời thoại được in đậm sau, phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ
Có người hỏi:
- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm. chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. […]
Xét theo mục đích nói, câu văn “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?” thuộc kiểu câu gì và thực hiện hành động nói gì?
Xét theo cấu tạo, câu văn “Hôm nay may quá, vớ được một anh dân quân đọc rất to, dõng dạc, rành rọt, từng tiếng một” thuộc kiểu câu gì?
Trong đoạn trích trên, câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật?
Nối cột A với cột B sao cho phù hợp
1. Phần mở đầu |
2. Phần nội dung |
3. Phần kết thúc |
a. Diễn biến kết quả của sự việc |
b. Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có). |
c. Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ, hành chính), tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ. |