IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Văn Đề thi giữa kì 1 Văn lớp 9

Đề thi giữa kì 1 Văn lớp 9

Đề thi giữa kì 1 Văn lớp 9 có đáp án (Đề 1)

  • 1875 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phần I. Trắc nghiệm

Nhân vật chính trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” là ai?

Xem đáp án

Đáp án C

Vũ Nương và Trương Sinh


Câu 2:

Nhận định nào nói đúng nhất tư tưởng, cảm xúc chủ đạo của tác giả trong văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”?

Xem đáp án

Đáp án D

Cả A,B,C đều đúng


Câu 3:

Đoạn trich “Chị em Thúy Kiều” nói về những nhân vật nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Thúy Kiều và Thúy Vân


Câu 4:

Hồi thứ 14 trong “Hoàng Lê nhất thống chí” tái hiện sự việc gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Chiến công của vua Quang Trung và sự thảm bại của quân Thanh cùng số phận bi đát của bọn thống trị nhà Lê.


Câu 5:

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật nào của Nguyễn Du?

Xem đáp án

Đáp án C

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.


Câu 6:

Hình ảnh Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga được khắc họa giống với motip nào trong truyện cổ tích?

Xem đáp án

Đáp án A

Một chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi cảnh nguy hiểm, họ trả nghĩa nhau và trở thành vợ chồng.


Câu 7:

Phần II. Tự luận

Nêu những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du. Tóm tắt “Truyện Kiều”.

Xem đáp án

Những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du:

- Tiểu sử

    + Nguyễn Du (1765-1820) quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc có truyền thống về văn học.

    + Cuộc đời Nguyên Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi.

+ Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, sau đó ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813-1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820 ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế.

- Học vấn: Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Ông có vốn sống phong phú, niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.

- Sự nghiệp: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn cả bằng chữ Hán và chữ Nôm.

Tóm tắt “Truyện Kiều”:

Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống êm ấm cùng cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân, Kiều gặp Kim Trọng, thề nguyền đính ước với nhau. Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh, được Thúc Sinh cứu khỏi lầu xanh nhưng bị Hoạn Thư ghen, Kiều phải chốn đi nương náu ở chùa Giác Duyên. Vô tình Kiều lại rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc Bà phải vào lầu xanh lần thứ hai. Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết. Kiều bị bắt ép gả cho tên Thổ Quan. Nàng tủi nhục trầm mình ở sông Tiền Đường, được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa phật lần thứ hai. Kim trọng trở lại kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn đi tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim-Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kim gặp Kiều đổi tình yêu thành tình bạn.


Câu 8:

Viết một đoạn văn ngắn (khoản 10-15 câu) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp, phẩm chất và số phận của nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Từ đó em hiểu gì về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa?

Xem đáp án

Chú ý các ý sau:

- Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp

   + Người con gái thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.

   + Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng.

   + Người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất

   + Người mẹ thương con hết mực:bù đắp thiếu thốn tinh thần của con bằng cách chỉ vào bóng mình trên tường giả làm cha đứa bé.

   + Người phụ nữ trọng nhân phẩm tình nghĩa.

- Số phận của nàng bất hạnh, hẩm hiu:

   + Chồng đi lính, một mình phải gánh vác công việc gia đình, chăm sóc con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già

   + Bị chồng nghi oan tấm lòng chung thủy, mắng nhiếc, đánh đuổi một cách phũ phàng

   + Dù ở thủy cung luôn nhớ về nhân gian nhưng không thể trở về được

Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật, khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại... kết hợp với yếu tố kì ảo có thực

- Vũ Nương là đại diện cho người phụ nữ Việt Nam xưa có tư dung tốt đẹp, có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng chịu nhiều đau khổ, bất hạnh.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương