A. đế quốc Mĩ.
B. đế quốc Anh.
C. thực dân Pháp.
Đáp án C
Phân tích động thái và khả năng phá hoại cách mạng việt Nam của: Mĩ, Anh, Pháp, Trung Hoa Dân quốc: Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công (1945), trên đất nước Việt Nam có nhiều thế lực ngoại xâm: ngoài quân Pháp và quân Nhật đã có mặt từ trước còn có lực lượng quân Anh kéo vào miền Nam (từ vĩ tuyến 16 trở vào), quân Trung Hoa Dân quốc tràn vào miền Bắc, hậu thuẫn là đế quốc Mĩ.
- Thực dân Anh, vào Đông Dương với danh nghĩa Đồng minh làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao ở các thuộc địa của Anh => Quân Anh không có khả năng ở lại Đông Dương lâu dài.
- Trung Hoa Dân quốc, vào Đông Dương với danh nghĩa Đồng minh làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật ở phía Bắc vĩ tuyến 16. Sau Chiến tranh thế giới, ở Trung Quốc, lực lượng cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo ngày càng phát triển Trung Hoa Dân Quốc sớm muộn cũng rút quân về để đối phó với lực lượng cách mạng trong nước, do đó, không có khả năng ở lại Đông Dương lâu dài.
- Đế quốc Mĩ (hậu thuẫn cho Trung Hoa Dân quốc), sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa vào ưu thế kinh tế và quân sự, Mĩ ra sức triển khai chiến lược toàn cầu, với các mục tiêu: ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản; đàn áp phong trào cách mạng thế giới; khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ. Tuy nhiên, những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đang phải lo ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu, đồng thời giúp đỡ Trung Hoa Dân quốc chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc => Mĩ chưa có khả năng can thiệp trực tiếp vào cách mạng Việt Nam.
- Thực dân Pháp âm mưu xâm lược trở lại Việt Nam lần thứ hai.
+ Ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện, Chính phủ ĐờGôn đã quyết định thành lập một đạo quân viễn chinh xâm lược Đông Dương.
+ Ngày 2/9/1945, khi nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng “Ngày Độc lập”, thực dân Pháp đã xả súng vào dân chúng, làm 47 người chết và nhiều người bị thương.
+ Đêm 22 rạng sáng ngày 23/9/1945, Quân Pháp đánh úp trụ sở ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.
+ Ngày 5/10/1945, Tướng Lơcơléc đến Sài Gòn cùng nhiều đơn vị bộ binh và xe bọc thép mới từ Pháp sang. Quân Pháp phá vòng vây Sài Gòn - Chợ Lớn, đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Kết luận: kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu sau ngày Cách mạng tháng Tám (1945) thành công là: thực dân Pháp.
Nội dung nào dưới đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc Việt Nam sau năm 1954?
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng điểm tương đồng giữa Cách mạng tháng Mười ở Nga (1917) và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945)?
“Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) là bản chỉ thị của
Trong bối cảnh của cuộc Chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên đã có sự biến đổi chính trị quan trọng nào sau đây?
Sau thất bại trong phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược
Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đấu tranh của tầng lớp trí thức tiểu tư sản Việt Nam trong những năm 1919 - 1925?
Tháng 3/1938, Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương được đổi tên thành
Giai cấp công nhân Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với giai cấp công nhân ở các nước tư bản phương Tây, ngoại trừ việc
Có nhiều nguyên nhân để khởi nghĩa Yên Thế có thể kéo dài gần 30 năm (1884 - 1913), ngoại trừ việc
Một trong những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga là
Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?
Ở Việt Nam phong trào dân chủ 1936 - 1939 có điểm khác biệt nào sau đây về bối cảnh lịch sử so với phong trào cách mạng 1930 - 1931?
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách của thực dân Pháp trong hai lần khai thác thuộc địa ở Đông Dương?
Biện pháp sau đây không phù hợp để giúp Việt Nam có thể nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức trong xu thế toàn cầu hóa?