Có nhiều nguyên nhân khiến các sĩ phu yêu nước, tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX muốn học tập, dựa vào Nhật Bản để cứu nước, ngoại trừ việc
A. Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng” với Việt Nam.
B. Nhật Bản giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905).
C. chính phủ Nhật Bản đưa ra thuyết “Đại Đông Á”, giúp đỡ các dân tộc thuộc địa.
D. Nhật Bản duy trì được nền độc lập và phát triển mạnh mẽ sau cải cách Minh Trị.
Những nguyên nhân khiến các sĩ phu Việt Nam đầu thế kỉ XX muốn học tập, dựa vào Nhật Bản để cứu nước:
+ Nhật bản là nước “đồng văn” (có nhiều điểm tưong đồng về văn hóa), “đồng chủng” (cùng chủng tộc da vàng) với Việt Nam.
+ Bối cảnh lịch sử của hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản ở nửa sau thế kỉ XIX có điểm tưong đồng: chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng, phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước phương Tây.
+ Từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, Nhật Bản nhờ tiến hành cải cách, canh tân đất nước nên đã thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước phương Tây. Bên cạnh đó, thành công của cuộc Duy tân Minh Trị đã đưa Nhật Bản phát triển mạnh mẽ theo con đường tư bản chủ nghĩa.
+ Nhật Bản đã chiến thắng trước đế quốc Nga (đế quốc đến từ phương Tây) cho thấy sự hùng cường, sức mạnh vượt trội của nước Nhật sau cải cách Minh Trị.
- Nội dung đáp án c có điểm chưa phù hợp, không phải là nguyên nhân khiến các sĩ phu Việt Nam đầu thế kỉ XX muốn học tập, dựa vào Nhật Bản. Vì:
+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã tiến lên chủ nghĩa đế quốc. Cũng giống như các nước đế quốc khác, Nhật Bản đẩy mạnh tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng lãnh thổ chính phủ Nhật Bản hoàn toàn không có chính sách giúp đỡ các dân tộc thuộc địa giành độc lập.
+ Thuyết “Đại Đông Á” được giới quân phiệt Nhật Bản đưa ra vào thập niên 30 -40 của thế kỉ XX với khát vọng tạo ra một “khối các quốc gia châu Á do Nhật Bản lãnh đạo và không phụ thuộc sức mạnh phương Tây”. Tuy nhiên, đây chỉ là chiêu bài “mị dân”, được dùng để biện hộ cho hành động xâm lược của Nhật Bản ở khu vực Đông Á trong những năm 1931 - 1945.
Đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam so với công nhân ở các nước tư bản Âu - Mĩ là gì?
Từ thực tiễn cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của nhân dân Việt Nam, lực lượng vũ trang trong chiến tranh nhân dân được hình thành với các lực lượng nào sau đây?
Sau khi ra đời, giai cấp tư sản Việt Nam đã bị phân hóa thành những bộ phận nào?
Với Hiệp ước Giáp Tuất (1874), triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận
Theo hội nghị Ianta, một trong những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật ở châu Á là
Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu?
Luận cương chính trị (tháng 10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đủng điểm tương đồng giữa hệ thống Vécxai - Oasinhtơn và trật tự hai cực Ianta?
Thắng lợi của chiến dịch nào đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam sang giai đoạn tổng tiến công chiến lược để giải phóng hoàn toàn miền Nam?
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) đã chứng tỏ giai cấp công nhân
“Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đấnh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?
Một trong những thành tựu Việt Nam đạt được trong 5 năm đầu (1986 - 1990) của công cuộc đổi mới là
Các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam lần đầu tiên được ghi nhận trong văn bản pháp lí quốc tế nào?
Nhận xét nào dưới đây phù hợp với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?