Bộ 25 đề thi ôn luyện THPT Quốc gia môn Lịch sử có lời giải năm 2022
Bộ 25 đề thi ôn luyện THPT Quốc gia môn Lịch sử có lời giải năm 2022 (Đề 19)
-
989 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Sau khi ra đời, giai cấp tư sản Việt Nam đã bị phân hóa thành những bộ phận nào?
Câu 3:
Với Hiệp ước Giáp Tuất (1874), triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận
Câu 4:
Thắng lợi của chiến dịch nào đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam sang giai đoạn tổng tiến công chiến lược để giải phóng hoàn toàn miền Nam?
Câu 5:
Theo hội nghị Ianta, một trong những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật ở châu Á là
Câu 6:
“Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đấnh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?
Câu 7:
Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào dưới đây?
Câu 8:
Từ cuối 1953 đến đầu 1954, khối cơ động chiến lược của quân Pháp đã bị phân tán ra những vị trí nào?
Câu 10:
Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đề ra biện pháp trước mắt nào để giải quyết nạn đói?
Câu 12:
Thắng lợi nào của quân dân miền Nam Việt Nam đã mở ra khả năng đánh thắng quân Mĩ trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh cục bộ?
Câu 13:
Luận cương chính trị (tháng 10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ
Câu 14:
Một trong những thành tựu Việt Nam đạt được trong 5 năm đầu (1986 - 1990) của công cuộc đổi mới là
Câu 15:
Nhận xét nào sau đây đúng về Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941)?
Đáp án A
Đáp án A là nhận xét đúng về Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941). Vì tại hội nghị đã chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. Tại mỗi nước Đông Dương sẽ thành lập một mặt trận thống nhất dân tộc riêng để huy động tối đa sức mạnh của toàn dân tộc vào cuộc đấu tranh tự giải phóng: ở Việt Nam thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (mặt trận Việt Minh); ở Lào thành lập Ai Lao độc lập đồng minh; Campuchia thành lập Cao Miên độc lập đồng minh.
Câu 16:
Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu?
Nội dung đáp án D không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, vì: những lí tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội: dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái, không có áp bức bóc lột,.. vẫn là những mơ ước ngàn năm và vẫn là mục đích đấu tranh của thế giới văn minh hiện nay.
- Những ngụyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu:
+ Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí cùng với cơ chế quan liêu, tập trung, bao cấp đã làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó là sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.
+ Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng khủng hoảng, trì trệ yề kinh tế - xã hội.
+ Khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.
+ Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
Câu 19:
Nhận định nào sau đây phản ánh đúng về ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam?
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ đã kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945; chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Trên cơ sở đó, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
- Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp, vì:
+ Ở Việt Nam, chế độ phong kiến bị lật đổ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945).
+ Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam cơ bản được hoàn thành sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Việt Nam đã được thống nhất về mặt lãnh thổ, song chưa thống nhất về mặt nhà nước (ở mỗi miền vẫn tồn tại những hình thức tổ chức nhà nước khác nhau; sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam được hoàn thành vào năm 1976).
Câu 20:
Trong những năm 1936-1939, trước những biến động lớn của tình hình thế giới và trong nước, đường lối đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương đã được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tiễn, song vẫn không có sự thay đổi về
Trong những năm 1936- 1939, trước những biến động lớn của tình hình thế giới và trong nước, đường lối đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương đã được điều chỉnh để phù họp với tình hình thực tiễn, song vẫn không có sự thay đổi về nhiệm vụ chiến lược (chống đế quốc, chống phong kiến).
- Nội dung các đáp án B, c, D không phù hợp, vì: Đảng Cộng sản Đông Dương đã có sự điều chỉnh về:
+ Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của nhân dân Đông Dương trong thời kì 1936 - 1939 là: chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
+ Hình thức và phương pháp đấu tranh: kết hợp giữa đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất họp pháp.
+ Kẻ thù trực tiếp, trước mắt của nhân dân Đông Dương là: bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai.
Câu 21:
Trong quá trình hoạt động cách mạng tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã có hoạt động gì nhằm tập hợp, đoàn kết nhân dận các nước thuộc địa của Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân?
Câu 22:
Nhận xét nào dưới đây phù hợp với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra liên tục, sôi nổi với các hình thức đấu tranh khác nhau (đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị,...).
- Nội dung các đáp án A, c, D không phù hợp, vì:
+ Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Phi chủ yếu đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản.
+ Đối tượng đấu tranh của nhân dân châu Phi là: chủ nghĩa thực dân cũ.
+ Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi bùng nổ đầu tiên tại Bắc Phi.
Câu 23:
Sự kiện nào đánh dấu quân Pháp chính thức mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai?
Câu 24:
Nguyên nhân quyết định dẫn đến việc Đảng Cộng sản Việt Nam phải tiến hành đổi mới (1986) là gì?
Do những sai lầm trong chủ trương xây dựng đất nước những năm 1976 - 1985, Việt Nam đã rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội. Điều này đe dọa đến sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa. Do đó để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành đổi mới đất nước. Đây là nguyên nhân chủ quan giữ vai trò quyết định.
Câu 25:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973)?
Điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) là đều được kí kết sau khi lực lượng cách mạng Việt Nam đã giành được thắng lợi quân sự trên chiến trường:
+ Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) được kí kết sau khi quân dân Việt Nam giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết sau khi quân dân miền Bắc Việt Nam giành được chiến thắng trong trận Điện Biên Phủ trên không (1972).
- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:
+ Trong Hiệp định Pari không có các điều khoản quy định việc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực giữa các bên tham chiến.
+ Hiệp định Giơnevơ là thắng lợi chưa trọn vẹn (mới chỉ có miền Bắc Việt Nam được giải phóng), không phản ánh được đầy đủ thắng lợi của quân dân Việt Nam giành được trên chiến trường.
+ Hiệp định Giơnevơ và Hiệp định Pari có sự khác biệt về thời gian rút quân của quân đội đế quốc: Hiệp định Giơnevơ quy định thực dân Pháp phải rủt quân khỏi miền Bắc sau 300 ngày, rút quân khỏi Nam Đông Dương sau 2 năm; Hiệp định Pari quy định Mĩ phải rút khỏi miền Nam Việt Nam sau 60 ngày.
Câu 26:
Nguyên nhân khách quan thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỉ XX là
Nguyên nhân khách quan thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỉ XX là dựa vào nguồn viện trợ của Mĩ, dựa vào Mĩ về quân sự để giảm chi phí quốc phòng, hanh thủ được các đơn hàng của Mĩ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) và Việt Nam (1954 - 1975) để làm giàu. Nội dung đáp án A, B, D là những nhân tố chủ quan thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nhật Bản.
Câu 27:
Các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam lần đầu tiên được ghi nhận trong văn bản pháp lí quốc tế nào?
Các quyền dân tộc cơ bản bao gồm: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam lần đầu tiên được ghi nhận đầy đủ trong Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954. Sau đó được tái khẳng định trong Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam.
- Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp, vì:
+ Hội nghị Ianta năm 1945 không thừa nhận quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. Hội nghị công nhận các vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
+ Trong Hiệp định Sơ bộ được kí kết (6/3/1946), Pháp mới công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.
+ Hiệp định Pari cũng có điều khoản công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, song, hiệp định này được kí kết vào năm 1973 (trong khi đó, Hiệp định Giơnevơ được kí kết vào năm 1954).
Câu 28:
Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh có nhiều điều kiện thuận lợi, ngoại trừ việc
Đáp án D không phản ánh đúng điều kiện thuận lợi của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ở Việt Nam sau năm 1975. Vì lúc này, các hoạt động chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước vẫn liên tiếp diễn ra. Ví dụ: Mĩ lẫn thực hiện chính sách bao vây, cấm vận, cô lập đối với Việt Nam,…
- Điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ở Việt Nam sau năm 1975
+ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trên phạm vi cả nước.
+ Miền Bắc đã bước đầu xây dựng được cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
+ Đại bộ phận quần chủng tin tưởng và ủng hộ chính quyền cách mạng.
+ Nhiều quốc gia trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Câu 29:
Sự ra đời tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, 1949) và tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) là hệ quả trực tiếp của
Đáp án C
Sự ra đời tố chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, 1949) và tố chức Hiệp ước Vácsava (1955) là hệ quả trực tiếp của cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động:
+ Ngày 4/4/1949, Mĩ và 11 nước phương Tây đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước phương Tây do Mĩ cầm đầu chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đồng Âu.
+ Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava - một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu (đối trọng vợi khối NATO).
Câu 30:
Mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ: chống đế quốc và chống phong kiến được giải quyết như thế nào trong thời kì 1939 - 1945?
Câu 31:
Chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) có điểm khác so với chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là
Một trong những điểm khác biệt của chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) so với chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là: quân Mĩ và quân đồng minh trực tiếp tham chiến cùng quân đội Sài Gòn.
- Nội dung các đảp án A, B, c phản ánh điểm tương đồng giữa chiến lược Chiến hanh cục bộ (1965 -1968) và chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965).
Câu 32:
Nội dung nào sau đây không phải là nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám?
Nội dung đáp án D không phản ánh đúng nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám, vì: trong Cách mạng tháng Tám,'lực lượng chính trị là lực lượng quyết định, lực lượng vũ trang đóng vai trò xung kích hỗ trợ cho lực lượng chính trị.
Câu 33:
Từ Chính sách kinh tế mới (NEP) của nước Nga Xô viết, bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể học tập cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
♦ Từ Chính sách kinh tế mới (NEP) của nước Nga Xô viết, bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học tập cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là: xây dựng kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước.
- Trên cơ sở nghiên cữu kĩ tình hình, Lênin đã thấy rõ: ở Nga, vẫn còn nhiều mảnh ghệp, nhiều thành phần kinh tế của xã hội cũ tồn tại đan xen với những yếu tố của chủ nghĩa xã hội. Từ đó, Người khái quát kết cấu kinh tế của nước Nga lúc bấy giờ - gồm 5 thành phần: kinh tế nông dân kiểu gia trưởng (nghĩa là một phần lớn mang tính chất tự nhiên, tự cấp - tự túc); sản xuất hàng hóa nhỏ (trong đó bao gồm đại đa sô nông dân bán lúa mì); chủ nghĩa tư bản tư nhân; chủ nghĩa tư bản nhà nước và chủ nghĩa xã hội.
Trong Chính sách kinh tế mới, Lênin đã chỉ rõ: phải sử dụng cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Thực hiện phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần (nhưng vẫn đặt dưới sự quản lí của nhà nước) mới có thể huy động được sức mạnh của toàn xã hội cho việc phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động.
- Từ NEP, nền kinh tế Liên Xô đã dần vận hành theo đúng quy luật khách quan và đã có những bước phát triển quan trọng. Nga Xô viết (từ tháng 12/1922 là Liên Xô) từ một “nước Nga đói” trở thành nước có nền nông nghiệp dồi dào, dần đi ra khỏi khủng hoảng. Những kết quả cụ thể đã lấy lại và củng cố lòng tin của nhân dân vào những lý tưởng tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội.
- Từ góc nhìn so sánh, bối cảnh Việt Nam những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX cũng có nhiều nét tương đồng với bối cảnh Liên Xô những năm 20 của thế kỷ XX. Trong bối cảnh đó, nhiều nội dung củaNEP đã được kế thừa thành công ở đường lối Đổi mới của Việt Nam (từ năm 1986 đến nay). Và cũng giống như NEP, điểm xuất phát của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam trước hết là đổi mới tư duy trong lĩnh vực kinh tế: từng bước thay đổi cơ chế quản lý kinh tế cũ bằng những cơ chế quản lý và thiết chế kinh tế mới phù hợp quy luật của kinh tế thị trường; phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự quản lí của nhà nước,...
♦ Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp vì:
- Chính sách kinh tế mới của nước Nga Xô viết được tiến hành trên tất cả các ngành kinh tế: từ nông nghiệp, công nghiệp, cho tới thương nghiệp - tài chính.
- Khi thực hiện Chính sách kinh tế mới, chính phủ Nga Xô viết đã khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư sản xuất, kinh doanh ở Nga.
Câu 34:
Có nhiều nguyên nhân khiến các sĩ phu yêu nước, tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX muốn học tập, dựa vào Nhật Bản để cứu nước, ngoại trừ việc
Những nguyên nhân khiến các sĩ phu Việt Nam đầu thế kỉ XX muốn học tập, dựa vào Nhật Bản để cứu nước:
+ Nhật bản là nước “đồng văn” (có nhiều điểm tưong đồng về văn hóa), “đồng chủng” (cùng chủng tộc da vàng) với Việt Nam.
+ Bối cảnh lịch sử của hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản ở nửa sau thế kỉ XIX có điểm tưong đồng: chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng, phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước phương Tây.
+ Từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, Nhật Bản nhờ tiến hành cải cách, canh tân đất nước nên đã thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước phương Tây. Bên cạnh đó, thành công của cuộc Duy tân Minh Trị đã đưa Nhật Bản phát triển mạnh mẽ theo con đường tư bản chủ nghĩa.
+ Nhật Bản đã chiến thắng trước đế quốc Nga (đế quốc đến từ phương Tây) cho thấy sự hùng cường, sức mạnh vượt trội của nước Nhật sau cải cách Minh Trị.
- Nội dung đáp án c có điểm chưa phù hợp, không phải là nguyên nhân khiến các sĩ phu Việt Nam đầu thế kỉ XX muốn học tập, dựa vào Nhật Bản. Vì:
+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã tiến lên chủ nghĩa đế quốc. Cũng giống như các nước đế quốc khác, Nhật Bản đẩy mạnh tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng lãnh thổ chính phủ Nhật Bản hoàn toàn không có chính sách giúp đỡ các dân tộc thuộc địa giành độc lập.
+ Thuyết “Đại Đông Á” được giới quân phiệt Nhật Bản đưa ra vào thập niên 30 -40 của thế kỉ XX với khát vọng tạo ra một “khối các quốc gia châu Á do Nhật Bản lãnh đạo và không phụ thuộc sức mạnh phương Tây”. Tuy nhiên, đây chỉ là chiêu bài “mị dân”, được dùng để biện hộ cho hành động xâm lược của Nhật Bản ở khu vực Đông Á trong những năm 1931 - 1945.
Câu 35:
Từ thực tiễn cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của nhân dân Việt Nam, lực lượng vũ trang trong chiến tranh nhân dân được hình thành với các lực lượng nào sau đây?
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Việt Nam đã xây dựng được lực lượng vũ trang ba thứ quân là:
+ Bộ đội chủ lực - đây là lực lượng chủ yếu tiến hành chiến tranh chính quy với mọi quy mô.
+ Bộ đội địa phương: quy mô tổ chức chủ yếu là cấp tiểu đoàn, trung đoàn đóng vai trò nòng cốt trong thế trận chiến tranh nhân dân ở các địa phương; giữ vững và phát triển chiến tranh du kích, tiêu hao tiêu diệt sinh lực địch, phối hợp và hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, cùng với dân quân du kích làm thất bại các nỗ lực chiến tranh của địch tại các địa phương.
+ Dân quân du kích đây là lực lượng rộng rãi của quần chúng không thoát ly sản xuất, đánh địch tại chỗ, bảo vệ địa bàn.
Câu 36:
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo ra những chuyển biến lớn trong tình hình thế giới, ngoại trừ việc
Nội dung đáp án D không phản ánh đúng chuyển biến của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, vì: sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống tư bản chủ nghĩa suy yếu: lực lượng phát xít ở Đức, Nhật Bản, Italia bị tiêu diệt; các nước tư bản khác dù thắng hay bại đều bị kiệt quệ, thiệt hại nặng nề và phải dựa vào viện trợ của Mĩ để phục hồi (chỉ duy nhất Mĩ vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối trong hệ thống tư bản chủ nghĩa).
- Những chuyển biến lớn của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc là:
+ Chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới.
+ Làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa.
+ Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh. Các quốc gia này ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới.
+ Trật tự thế giới mới đã được xác lập - trật tự hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.
+ Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ trong Chiến tranh thế giới thứ hai (khởi đầu từ Mĩ) đã không ngừng phát triển và mở rộng ra các nước, đưa loài người bước sang nền văn minh mới - văn minh trí tuệ.
Câu 37:
Nội dung nào không phản ánh đúng điểm tiến bộ mang tính cách mạng của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
Đáp án D
Đáp án D không phản ánh đúng điểm tiến bộ mang tính cách mạng của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, vì: các nhà yêu nước đều chủ trương giải phóng dân tộc gắn với thay đổi chế độ xã hội, ngay cả Phan Bội Châu trong thời kì hoạt động của Duy tân hội cũng đề xuất xây dựng thể chế quân chủ lập hiến và vua chỉ giữ vai trò đại diện, quyền lực nằm trong tay quốc hội sau khi giành được độc lập.
Câu 38:
Đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam so với công nhân ở các nước tư bản Âu - Mĩ là gì?
Đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam so với công nhân ở các nước tư bản Âu - Mĩ là chịu ba tầng áp bức (đế quốc, tư sản, phong kiến), có quan hệ tự nhiên, gắn bó với nông dân (do xuất thân của họ là từ nông dân). Trong khi đó, công nhân ở các nước tư bản Âu - Mĩ chịu ách áp bức chính của giới tư sản, xuất thân của họ từ nhiều thành phần như nông dân, thợ thủ công, nô lệ...
Câu 39:
Bài học kinh nghiệm nào của phong trào cách mạng 1936 - 1939 được Đảng Cộng sản Đông Dương vận dụng trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
Trong phong trào cách mạng 1936- 1939, Đảng Cộng sản Đông Dưong đã xây dựng được một đội quân chính trị hùng hậu, lấy đó làm lực lượng nòng cốt đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ. Bài học phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chính trị đó đã được Đảng Cộng sản Đông Dưong vận dụng thành công trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.
Câu 40:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đủng điểm tương đồng giữa hệ thống Vécxai - Oasinhtơn và trật tự hai cực Ianta?
Nội dung đáp án D phản ánh điểm khác biệt giữa hệ thống Vécxai - Oasinhton và trật tự hai cực Ianta vì:
+ Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn không tồn tại sự đối lập về hệ tư tưởng (hệ thống Vécxai - Oasinhtơn thể hiện sự sắp xếp, phân bổ quyền lực giữa các nước tư bản chủ nghĩa).
+ Trật tự Ianta tồn tại sự đối lập giữa hai hệ thống thế giới: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.