Có nhiều yếu tố tác động khiến quan hệ giữa ba nước Đông Dương với tổ chức ASEAN trong những năm 1967 - 1990 vẫn còn bất đồng, căng thẳng, ngoại trừ
A. vấn đề Campuchia.
B. tác động của cục diện hai cực, hai phe.
C. vấn đề biển Đông.
♦ Một số nhân tố tác động tới quan hệ giữa ba nước Đông Dương với ASEAN trong những năm 1967 - 1990:
- Tác động của cục diện hai cực, hai phe: Trật tự hai cực Ianta và chiến tranh lạhh đã tác động mạnh mẽ đến hệ tư tưởng của các quốc gia Đông Nam Á, khiến cho các quốc gia này hình thành nên những con đường phát triển có phần đối lập nhau, như:
+ Các nước: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Thái Lan, Xinggapo... sau khi giành được độc lập đã xây dựng và phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa. Trong đó, Thái Lan và Philíppin thể hiện rõ xu hướng “thân Mĩ” trong đường lối đối ngoại của mình.
+ Các nước Đông Dương có xu hướng đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Đặt trong bối cảnh cuộc đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ngày cành gay gắt, thì sự phân hóa, đối lập về ý thức hệ và chế độ chính trị cùng với tư duy của thời kì chiến tranh lạnh đã trở thành một nhân tố quan trọng khiến quan hệ giữa các nước Đông Dương và; các nước ASEAN luôn trong tình trạng căng thẳng.
- Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Mĩ: vào thời điểm thành lập ASEAN (tháng 8/1967) một số nước thành viên ASEAN có dính líu (trực tiếp hoặc gián tiếp) vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Mĩ. Trong đó có 2 nước: Thái Lan và Philíppin là thành viên khối; quân sự SEATO đã cùng Mĩ tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Đây là cơ sở để các nước Đông Dương nhận định, ASEAN như một liên minh quân sự trá hình, cùng với khối quân sự SEATO làm công cụ của Mĩ đế chống phá cách mạng Đông Dương. Xuất phát từ quan điểm đó, các nước Đông Dương hạn chế quan hệ với từng nước ASEAN và với tổ chức này.
- Vấn đề Campuchia: từ 1979 đến 1990, khi xảy ra vấn đề Campuchia, quan hệ giữa hai nhóm nước Đông Dương và ASEAN chuyển sang trạng thái đối đầu căng thẳng.
+ Việc nhân dân Việt Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Bôn Pốt, đặc biệt là sự kiện quân đội cách mạng Việt Nam và quân đội cách mạng Campuchia truy đuổi tàn quân Pôn Pốt, tiến sát biên giới Thái Lan (tháng 6/1980) đã bị các nước ASEAN đánh giá sai lệch (cho rằng Việt Nam xâm lược Campuchia, gây ra tình trạng bất ổn trong khu vực); rồi lấy đó làm lý do để tập hợp lực lượng cùng với Trung Quốc, Mĩ bao vây, cấm vận các nước Đông Dương.
+ Các nước ASEAN công khai ủng hộ chống lại Việt Nam trên tất cả mọi phương diện; tiến hành các hoạt động ngoại giao tập thể, sử dụng các diễn đàn quốc tế như: Liên hợp quốc, hội nghị phong trào không liên kết để ngăn cản công nhận sự tồn tại của nhà nước Cộng hòa nhân dân Campuchia, đòi Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia....
Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp trí thức tiểu tư sản Việt Nam trong những năm 1919 - 1925 là
Những quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) có tác động nhiều mặt đến tình hình Việt Nam, ngoại trừ việc
Cho các nhận định sau:
1. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo ra điều kiện khách quan thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển và giành thắng lợi.
2. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai.
3. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
4. Là thuộc địa của Pháp, nhưng do ở xa chiến trường chính (châu Âu) nên Việt Nam không bị tác động bởi Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?
Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) của quân dân miền Nam Việt Nam đã dấy lên phong trào
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những chính sách cải cách dân chủ mà Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) thực hiện ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa từ thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới từ nửa sau thế kỉ XX?
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa Chính sách kinh tế mới (NEP) ở Nga và đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ tháng 12/1986)?
Nội dung nào dưới đây là điểm tương đồng giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Trong chiến lược Chiến tranh cục bộ ở miền Nam (1965 - 1968), Mĩ sử dụng chiến lược quân sự mới nào sau đây?
Luận điểm nào sau đây không thể chứng minh được cho quan điểm: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đã bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng tháng Tám năm 1945?
Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì?
Kì hợp đầu tiên Quốc hội khóa I (1946) và Quốc hội khóa VI (1976) đều đưa ra quyết định nào sau đây?
Thực dân Pháp đã sử dụng phương thức chủ yếu nào trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1858- 1884)?