Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO

Đề 7

  • 4427 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới

Bản năng mạnh mẽ nhất của con người là học kỹ năng sống để tự tồn tại. Vừa lọt lòng mẹ, chúng ta khóc oe oe đòi sữa, vì “con khóc mẹ mới cho bú”. Không ai dạy cả. Rồi ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi... Rồi nhảy cú nhảy đầu tiên. Ngã cú ngã đầu tiên ... Cha mẹ đứng quanh vỗ tay cổ vũ, khen ngợi. Nhưng chính chúng ta, dù bé nhỏ mong manh như vậy, khi mới vài tháng tuổi đã tự mình làm nên những kỳ tích.

...Nếu chúng ta không chứng tỏ được rằng mình có thể tự làm, người khác sẽ tin rằng ta không thể tự làm. Nếu bạn không tự làm được điều dễ dàng, cớ sao tôi phải tin rằng bạn có đủ trách nhiệm và nhận thức để làm điều khó hơn?

Trang tử nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong được sống trong lồng”. Chúng ta có giống được những con gà rừng không? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?

Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng. chọn vợ, chọn tương lai ... Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta tưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chi vui khi có người tâng bốc, chi hết buồn nếu có người an ủi, vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí một con chim trong nhiều lớp lồng.

(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2018)

Nhận biết

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Xem đáp án

Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học.

Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận


Câu 2:

Thông hiểu

Theo tác giả “bản năng mạnh mẽ nhất của con người” là gì?

Xem đáp án

Phương pháp: Đọc, tìm ý.

Cách giải:

Theo tác giả, bản năng mạnh mẽ nhất của con người là: Bản năng mạnh mẽ nhất của con người là học kỹ năng sống để tự tồn tại


Câu 3:

Thông hiểu

Theo anh chị, tại sao tác giả lại cho rằng: “Chúng ta đang đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng”?

Xem đáp án

Phương pháp: Đọc kỹ nỗi dung đoạn trích, phân tích, bình luận.

Cách giải:

Tác giả lại cho rằng: “Chúng ta đang đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng” vì:

- Bản năng của gà rừng là sống độc lập, tự chủ dù cuộc sống của chúng rất khó khăn, vất vả.

- Chim trong lồng để nói về cuộc sống an nhàn, thụ động, mất tự do.

- Qua hai hình ảnh gà rừng và chim trong lồng tác giả muốn nói rằng: chúng ta đã đánh mất bản năng sống độc lập, chỉ ưa những gì sắp đặt sẵn, sống thụ động, lệ thuộc.


Câu 4:

Thông hiểu

Anh/ chị rút ra được bài học gì từ văn bản trên?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lí giải.

Cách giải:

Học sinh tự rút ra những bài học ý nghĩa đối với bản thân dựa trên nội dung đoạn trích.

Gợi ý: Bài học về sống chủ động, làm chủ cuộc đời;…

Câu 5:

II. Làm văn (7,0 điểm) Vận dụng cao

Từ văn bản phần Đọc hiểu anh/ chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (200 chữ) bày tỏ quan điểm về ý nghĩa của việc học kỹ năng sống để tồn tại.

Xem đáp án

Phương pháp: Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận Kỹ năng sống để tồn tại. Phân tích, lí giải, tổng hợp.

Cách giải:

1. Giới thiệu vấn đề: Ý nghĩa của học kĩ năng sống để tồn tại.

2. Giải thích:

Kĩ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống có hiệu quả; đó cũng là khả năng của mỗi cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh.

3. Bàn luận

- Kĩ năng sống là một trong những nhân tố quan trọng để mỗi con người có thể sinh tồn và phát triển trong xã hội hiện đại:

+ Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng cập nhật giá trị và hoàn thiện giá trị của mình. Để tồn tại và phát triển, với bất kì ai, không chỉ cần học tập bồi dưỡng, nâng cao kiến thức mà còn phải rèn luyện kĩ năng sống để không ngừng nâng cao chất lượng đời sống để đời sống thực sự là sống chứ không là tồn tại.

+ Kĩ năng sống giúp con người xử lí linh hoạt các tình huống bất ngờ xảy ra trong cuộc sống.

+ Không chỉ vậy, kĩ năng sống còn giúp chúng ta tự tin vào bản thân, dám khẳng định năng lực, sở trường của mình.

+ Những người có kĩ năng sống thường dễ vươn đến thành công trong cuộc sống.

- Không trau dồi kĩ năng sống, con người sẽ: thiếu tự tin, thiếu chủ động khi cuộc sống nảy sinh những vấn đề phức tạp. Khó vượt qua những vấp ngã, khó khăn, dễ dàng nản chí, bỏ cuộc, khó đạt được thành công.

- Mỗi cá nhân cần nhận thức rõ vai trò, tâm quan trọng của kĩ năng sống. Từ đó thường xuyên trau dồi, rèn luyện, bồi dưỡng kĩ năng sống – kĩ năng mềm để dễ dàng thích nghi với cuộc sống hiện đại.

4. Tổng kết

Câu 6:

Cảm nhận về đoạn thơ sau. Từ đó nhận xét những biểu hiện của phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.

Nhớ gì như nhớ người yêu

Ta đi, ta nhớ những ngày

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi.

Nhớ từng bản khói cùng sương

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Ngòi Thia sông Đáy, suối Lê vơi đầy

Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12 Tập 1, NXB GD)

Xem đáp án

Phương pháp: Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về đoạn thơ. Nhận xét phong cách thơ của Tố Hữu. Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

I. Mở bài

- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Tố Hữu: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ.

- Nêu khái quát chung về tác phẩm “Việt Bắc”: Hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.

- Khái quát nội dung của đoạn thơ: Nỗi nhớ thiên nhiên, con người Việt Bắc.

II. Thân bài

* Cảm nhận về đoạn thơ.

- Hình ảnh hiện lên đầu tiên, mở màn cho nỗi nhớ Việt Bắc của người ra đi chính là cảnh sắc của một Việt Bắc thanh bình.

+ Nỗi nhớ được tác giả so sánh ví von với nỗi nhớ người yêu thể hiện sự gắn bó tha thiết trong tình cảm. Cách so sánh này thật mới lạ sáng tạo bởi lẽ nỗi nhớ người yêu là một nỗi nhớ tự nhiên của con người mà ai ai cũng có thể dễ dàng hình dung ra. Như vậy, chỉ với một hình ảnh so sánh đơn giản tác giả đã giúp cho người đọc có thể thấy hết được tình cảm của người ra đi mà không cần phải diễn giải dài dòng.

+ Bên cạnh đó, việc tác giả diễn tả nỗi nhớ từ lúc trăng lên đỉnh núi tới khi nắng chiều lương nương lại khiến chúng ta cảm nhận được một nỗi nhớ sâu sắc, kéo dài từ đêm sang ngày, bao trùm cả không gian lẫn thời gian.

+ Tiếp đến, nhà thơ tái hiện lại một loạt những hình ảnh gợi cảm đầy thi vị của núi rừng Việt Bắc như: bản khói cùng sương, bếp lửa, trăng lên đầu núi, rừng nứa bờ tre, Ngòi Thia, sông Đáy,

suối Lê … Những hình ảnh ấy đã gợi những nét nhớ nhung tưởng như nhẹ nhàng mà lại hóa tha thiết, mãnh liệt.

- Hình ảnh thân thuộc của con người trong những ngày khó khăn gian khổ mà đậm đà tình nghĩa.

+ Tuy thiếu thốn, gian khổ nhưng cảnh và người Việt Bắc vẫn đẹp và tình nghĩa chan hòa. Hình ảnh tượng trưng: “Chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” kết hợp với cách dùng từ cùng nghĩa “chia, sẻ, cùng” diễn tả được mối tình cảm “chia ngọt sẻ bùi” giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng. Biết bao tình nghĩa sâu nặng trong “củ sắn”, “bát cơm”, “chăn sui”… mà người cán bộ cách mạng đã chịu ơn Việt Bắc.

+ Nhớ những ngày đói kém, ta cùng mình chia bùi sẻ ngọt: đói ăn ta có củ sắn chia đôi, bát cơm sẻ nửa; nhớ mùa đông lạnh giá, ta đã cùng mình đắp chung một mảnh chăn sui. Thế mà cùng nhau đi qua bao gian khó. Lúc này đây, ta không còn thấy hình ảnh của cán bộ hay người dân nữa mà chỉ còn thấy sự chia sẻ đầy chân thành giữa con người với con người. Đây cũng là một hình ảnh đậm đà tình giai cấp.

- Những sinh hoạt vốn rất đời thường mà mang đậm ân tình.

+ Tác giả sử dụng hình ảnh “Người mẹ nắng cháy lưng” như một hình ảnh tượng trung đầy chọn lọc gợi người đọc liên tưởng đến sự tần tảo chắt chiu, cần cù lao động của bà mẹ chiến sĩ trong kháng chiến. Họ từ những người phụ nữ mỏng manh đã trở thành những người mẹ sẵn sàng đùm bọc, cưu mang chiến sĩ, cán bộ cách mạng.

+ Cụm từ “Nắng cháy lưng” gợi cho người đọc liên tưởng đến thiên nhiên Việt Bắc vô cùng khắc nghiệt. Nắng thì đến cháy lưng, mà rét thì như cắt da cắt thịt. Hai chữ “cháy lưng” nhói lên nỗi xót thương vô hạn của tác giả đối với những bà mẹ Việt Bắc.

+ Các động từ “địu con”, “bẻ từng” cũng gợi lên sự tần tảo, cần cù lao động, vất vả gian khổ của bà mẹ nuôi trong kháng chiến đã đùm bọc, cưu mang chiến sĩ, cán bộ cách mạng. Người mẹ không quản ngại thời tiết khắc nghiệt, dữ dội “nắng cháy lưng” vẫn cần mẫn vừa địu con vừa lao động.

+ Hai chữ “bẻ từng” gợi ra dáng vẻ người mẹ đang cặm cụi lao động, mẹ đang chắt chiu, dành dụm từng hạt bắp làm lương thực nuôi quân. Đó vừa là hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp vừa là cái ân tình trong cuộc sống kháng chiến không thể phai nhòa trong kí ức của người về xuôi. Tiếp nối với hình ảnh người mẹ trên nương, hình ảnh lớp học trong những đêm thanh vắng dần dần hiện lên.

* Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.

- Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc.

+ Hồn thơ luôn hướng đến cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.

+ Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện và cũng là nguồn cảm hứng cho thơ.

+ Những tư tưởng lớn của thời đại, những tình cảm lớn của con người, những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc được phản ánh qua giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, thương mến.

- Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà.

+ Sử dụng thể thơ dân tộc: thơ lục bát, thơ thất ngôn.

+ Ngôn ngữ thơ gần gũi, sử dụng nhiều từ ngữ và cách nói dân gian, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.

+ Thơ phát huy được tính nhạc của tiếng Việt ta.

III. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị nội dung: Nỗi nhớ thiên nhiên, con người Việt Bắc.

- Đánh giá nhận xét về vẻ phong cách nghệ thuật của Tố Hữu thông qua đoạn trích.

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan